Phóng to |
Xe hút hầm cầu ngụy trang xe tải bị bắt quả tang xả chất thải xuống cống! - Ảnh: N.Triều |
Và thực tế đã bắt quả tang rất nhiều vụ đổ bậy xuống cống rãnh, ra bãi đất trống!
Khoảng 21g30 ngày 20-10, xe tải 57H-8041 đỗ xịch trước đầu hẻm 39 Huỳnh Văn Bánh, P.17, Q.Phú Nhuận. Hai thanh niên xuống xe bước vào hẻm và lát sau trở ra hí hoáy mở cửa thùng xe. Cánh cửa thùng xe bật mở, để lộ bên trong là chiếc bồn nhựa. Họ nhanh chóng lắp ống kéo vào một căn nhà trong hẻm. Xe nổ máy, đường ống dẫn bằng nhựa rung giật từng hồi. Hơn nửa tiếng sau, hai thanh niên cuộn ống, đóng cửa và cho xe lăn bánh hướng ra đường Phan Đình Phùng.
Đổ bậy, gặp cảnh sát!
Chiếc xe tải này thực hiện một hành trình vòng vèo ra đường Phan Xích Long, qua khu dân cư Miếu Nổi, xuôi theo đường Vũ Huy Tấn ra đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh) rồi vượt qua cầu Bông, vào đường Võ Thị Sáu, sau đó quẹo trái vào đường Phan Liêm, ra đường Điện Biên Phủ, hướng về ngã tư Hàng Xanh. Qua cầu Điện Biên Phủ vài trăm mét, chiếc xe 57H-8041 đột ngột bật đèn chuyển hướng và tấp vào lề đường bên phải, dừng lại sát bồn hoa trên dải phân cách với làn xe máy, gần giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q.Bình Thạnh. Tài xế bước xuống và cúi lom khom bên hông xe mở van xả thải xuống cống thì trinh sát của Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP.HCM (PC49) ập đến bắt quả tang.
"Mỗi ngày ở TP.HCM có khoảng 300m3 chất thải hầm cầu, nhưng chỉ gần phân nửa số đó được đưa đến nhà máy xử lý đúng theo quy trình. Vậy số còn lại đi đâu?" Câu hỏi này nhiều lần đặt ra tại các cuộc họp HĐND TP.HCM nhưng đến nay Sở TN&MT vẫn chưa trả lời được. |
57L-0660 do ông Nguyễn Ngọc Bảo làm chủ là thừa nhận đã bảo tài xế làm bậy nên bị tịch thu phương tiện vi phạm. Hai trường hợp còn lại chỉ xử phạt hành chính bằng tiền do chủ xe đổ lỗi tài xế và phụ xe làm ẩu!?
Vì tiền, “đầu độc” môi trường sống
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM, đơn vị duy nhất được giao chức năng xử lý chất thải hầm cầu là Công ty TNHH xử lý chất thải Hòa Bình tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. Dự án nhà máy xử lý của công ty này đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động từ tháng 2-2008 với công suất xử lý 250m3/ngày (tổng công suất 500m3/ngày), tương đương mỗi ngày có thể tiếp nhận 125 lượt xe. Và theo tính toán của cơ quan chức năng, nhà máy này đủ sức xử lý lượng chất thải hầm cầu trên dưới 300m3/ngày ở TP.HCM.
Theo quy định, những xe hoạt động kinh doanh dịch vụ hút hầm cầu phải đăng ký với Sở Tài nguyên - môi trường đồng thời phải có hợp đồng giao chất thải cho Công ty Hòa Bình xử lý. Tuy nhiên, ông Lê Tiến Dũng - giám đốc công ty - cho biết chưa khi nào công ty tiếp nhận đủ công suất. Cụ thể, lượng chất thải được giao về nhà máy nhiều nhất là tháng 12-2008 với 3.194m3, trung bình 106,5m3/ngày. Vậy hơn phân nửa còn lại theo tính toán của cơ quan chức năng đi về đâu?
Theo ghi nhận của chúng tôi, việc hút và vận chuyển chất thải hầm cầu trên địa bàn TP hiện nay ngoài Công ty Công trình công cộng Q.1 và Công ty Môi trường đô thị đảm nhận một phần nhỏ, còn lại đều do xe tư nhân đảm nhận. Giá dịch vụ hút hầm cầu phổ biến cho một xe dung tích bồn chứa 2m3 là 500.000-600.000 đồng/xe. Theo mức giá được TP phê duyệt, khi nhà xe giao chất thải cho Công ty Hòa Bình chỉ phải trả chi phí 26.600 đồng/m3. Nhưng để tiết kiệm chi phí xử lý, xăng dầu khi vận chuyển, nhiều xe hút hầm cầu không ngần ngại đem trút chất thải xuống cống hoặc kênh rạch. Thứ “của nợ” này thật sự gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường sống, môi trường nước của đô thị.
Biện pháp nửa vời Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho biết sẽ thí điểm gắn thiết bị định vị vệ tinh (GPS) và cảm biến đo mực chất lỏng cho xe hút hầm cầu nhằm kiểm soát chất thải hầm cầu. Theo sở này, thiết bị GPS sẽ giúp giám sát hành trình của xe hút hầm cầu suốt 24/24 giờ và nếu mực chất lỏng trong bồn xe giảm xuống thì thiết bị cảm biến đo mực chất lỏng sẽ “báo động” cho cơ quan quản lý để kiểm tra xem chất thải có đổ đúng vị trí hay không. Sở Tài nguyên - môi trường cũng cho rằng khi triển khai hệ thống kiểm soát GPS sẽ giải quyết được thực trạng hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải hầm cầu hiện nay. Tuy nhiên, ông Lê Tiến Dũng - người đề xuất giải pháp này - cũng nhìn nhận, việc kiểm soát bằng GPS chỉ có tác dụng đối với những xe hút hầm cầu có đăng ký. Riêng với những xe hút hầm cầu không đăng ký thì bó tay!
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận