30/10/2010 07:17 GMT+7

Lo ngại Trung Quốc tăng tàu tuần tra trên biển Đông

H.GIANG thực hiện
H.GIANG thực hiện

TT - Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 29-10 bên lề các hội nghị cấp cao đang diễn ra tại Hà Nội, ông Ricky Carandang, người phát ngôn của tổng thống Philippines, cho biết các nước ASEAN quan tâm đến việc Trung Quốc đang triển khai mở rộng đội tàu tuần tra, giám sát trên biển Đông.

0KQjtHnm.jpgPhóng to

Ông Ricky Carandang - Ảnh: Hương Giang

Tổng thư Ký LHQ Ban Ki Moon bắt đầu nhiều hoạt động tại Việt Nam

Ông Carandang nói:

- Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều lo ngại về việc đó. Chúng ta đều có tuyên bố riêng của mình và biển Đông có những tài nguyên mà các bên đều muốn khai thác trong tương lai. Chúng ta đều muốn tìm cách làm sao khai thác được tài nguyên mà không làm tăng căng thẳng trong khu vực.

* Ông có cho rằng kế hoạch này của Trung Quốc sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông?

- Tôi không cho là như vậy. Theo tôi, Trung Quốc nhận thấy các vấn đề cần được giải quyết theo đường ngoại giao và đang gửi đi các dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải sử dụng con đường ngoại giao để giải quyết bất cứ vấn đề nào trên biển Đông.

* Vậy khả năng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong khu vực biển Đông (COC) có tiến triển gì không?

- Các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào tháng 12 để thảo luận khả năng xây dựng COC. Chúng tôi luôn nói rằng muốn các nước dự hội nghị này tiến gần hơn tới COC và tin rằng đó là cách thức quan trọng để giảm những căng thẳng tiềm ẩn trong khu vực.

Vì thế, bất cứ bước đi nào hướng đến COC đều tích cực đối với tất cả chúng ta - những bên có tuyên bố về lãnh thổ, chủ quyền ở biển Đông.

* Ông có thể cho biết thêm tuyên bố về tìm kiếm, cứu nạn người và thuyền trên biển của các nhà lãnh đạo ASEAN?

- Giữa chúng ta là các bờ duyên hải, biển và biển... Vì thế, tôi nghĩ sẽ có nhiều hợp tác. Chúng ta đã có khung hợp tác về lĩnh vực này. Vì thế sẽ có các nhóm kỹ thuật làm việc với nhau và vạch ra các vấn đề cụ thể.

Philippines dự kiến thả ngư dân Việt Nam

“Có một số ngư dân Việt Nam đánh bắt ở khu vực mà chúng tôi coi là chủ quyền của mình. Điều đó càng khiến chúng ta phải thảo luận với nhau nhiều hơn và xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mà các bên đều tham gia, qua đó chúng ta có thể tránh được tình trạng tương tự. Thủ tướng Việt Nam đã đề nghị Philippines thả 32 ngư dân, chúng tôi đã thả 11 người và tổng thống Philippines cam kết sẽ xem xét tình hình khi trở về nước, và dự kiến thả những người còn lại để chứng tỏ thiện chí”.

o98rq4yp.jpgPhóng to

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thăm Trung tâm Y tế Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh: Hiếu Trung

Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon:

Tránh những bước đi làm phức tạp tình hình biển Đông

Ngày 29-10, trong cuộc gặp Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho biết về vấn đề biển Đông, ông mong muốn các bên có đòi hỏi về chủ quyền sẽ đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh những bước đi làm phức tạp tình hình biển Đông.

Nhật ủng hộ giải quyết tranh chấp qua đối thoại

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ ngày 29-10, phó phát ngôn viên Văn phòng thủ tướng Nhật Noriyuki Shikata nhấn mạnh: “Chúng tôi hi vọng các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì an ninh hàng hải và sự hòa bình, ổn định trên biển Đông. Với các tranh chấp, Nhật Bản ủng hộ các bên giải quyết thông qua đối thoại. Là bên thứ ba, chúng tôi không đưa ra bình luận về một diễn biến cụ thể nhưng sự ổn định và hòa bình trên biển Đông là lợi ích chung chứ không chỉ của riêng các bên liên quan”.

H.T.

H.GIANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên