Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc ký, hiện ở VN đang có hai dự án cho thuê rừng với mục đích chỉ là chế biến gỗ, không cấp hay cho thuê đất để trồng rừng. Với các dự án có cho thuê đất để trồng và khai thác gỗ rừng, Chính phủ cho biết đã bắt đầu cấp phép cho dự án kiểu này từ năm 1995 với gần 10.000ha, đối tác thuê là Nhật Bản.
Đến ngày 10-8-2010, cả nước có tám dự án 100% vốn nước ngoài khác, trong đó một dự án chỉ trồng rừng, số còn lại là trồng kết hợp chế biến gỗ. Tổng vốn đầu tư của tám dự án, theo Chính phủ, chỉ khoảng 280 triệu USD. Đáng lưu ý, báo cáo nêu rõ trong tổng vốn đăng ký trên, vốn thực giải ngân chỉ đạt khoảng 22 triệu USD - chưa đến 10% vốn đăng ký.
Trong khi đó, tổng diện tích được cấp theo giấy chứng nhận đầu tư của các dự án trực tiếp trồng rừng khoảng 342.000ha.
Theo báo cáo của Chính phủ, sau 11 năm kể từ năm 1995, cả nước chỉ có một dự án trồng rừng có vốn nước ngoài tại Bình Định. Sau đó, theo Luật đầu tư, việc cấp phép được phân cấp cho UBND các tỉnh, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp... Vì vậy từ năm 2006-2010, có bảy dự án mới được cấp phép còn hoạt động. Ngày 9-3-2010, Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng cấp phép mới.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ các dự án trồng rừng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư nên được miễn nộp thuế tới 11 năm hoặc toàn bộ thời gian dự án, do đó đóng góp vào ngân sách là “không đáng kể”. Đến nay, tổng số tiền nộp ngân sách của tám dự án trồng rừng chỉ khoảng 24 tỉ đồng.
Chính phủ cũng thông báo đã loại bỏ khu vực phòng thủ, điểm cao quân sự ra khỏi phạm vi dự án của nhà đầu tư tại Lạng Sơn, giao Bộ Kế hoạch - đầu tư sửa đổi các quy định theo hướng siết chặt thẩm quyền cấp phép dự án cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, phải có ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng sẽ rà soát, thu hẹp diện tích các dự án trồng rừng tại khu vực có khả năng ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng. Các quân khu sẽ được chỉ đạo giám sát các dự án tại những vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng, đặc biệt dự án có diện tích lớn...
Số người nộp lại quà biếu giảm so với năm 2009 Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết so với năm 2009, số người có chức vụ, quyền hạn nộp lại quà được biếu giảm mạnh. Tuy nhiên theo ông Truyền, các số liệu thống kê mà Thanh tra Chính phủ tập hợp chỉ dựa trên báo cáo của các cơ quan, luôn là số liệu không đầy đủ. “Nhiều cá nhân có thể trả lại nhưng không báo với tổ chức hoặc có báo với tổ chức nhưng đề nghị không công khai nên chúng tôi không thống kê được” - ông Truyền nói. |
Theo đó, các quy định trong Luật đất đai hiện hành về “cấp giải quyết cuối cùng” cũng được hủy bỏ, người dân có quyền khởi kiện nếu thấy giải quyết của chủ tịch UBND tỉnh, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường không thuyết phục.
Chiều cùng ngày, thảo luận về dự án Luật thanh tra (sửa đổi), hầu hết các đại biểu Quốc hội đều cho rằng trong thời điểm hiện tại chưa thể sửa đổi hiến pháp để thay đổi quy định thanh tra đặt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của thủ trưởng cơ quan hành chính thì nên thiết kế thế nào đó để thanh tra hoạt động độc lập, không bị chi phối quá nhiều bởi thủ trưởng hành chính.
Theo ông Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang): “Cần nâng địa vị pháp lý, vai trò, tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra. Cơ quan thanh tra có quyền chủ động lên kế hoạch thanh tra, trong trường hợp nghi vấn có sai phạm thì thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định tiến hành thanh tra, chứ không phải chờ thủ trưởng cơ quan quản lý cho ý kiến quyết định có thanh tra hay không”.
GS Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và ông Phạm Lễ Chi (Quảng Ninh) có cùng quan điểm: nếu quy định rằng thanh tra, kiểm toán, kiểm tra không được tiến hành làm việc tại một cơ quan, đơn vị cùng lúc thì sẽ xảy ra tình trạng trói chân trói tay nhau và sẽ bị người ta lợi dụng để ngăn cản người khác. “Chỉ nên quy định không nên trùng lắp về đối tượng, nội dung, phạm vi của thanh tra, kiểm toán, kiểm tra trong cùng thời điểm, đồng thời quy định có sự phối hợp để tránh bị lợi dụng” - ông Chi kiến nghị.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng ý với quy định có thanh tra chuyên ngành thuộc bộ nhưng không nên tổ chức thanh tra tổng cục, thanh tra cục, bởi vì tổ chức như vậy sẽ xảy ra hiện tượng song trùng. Các đại biểu yêu cầu duy trì chế định thanh tra nhân dân trong luật, nhưng phải thay cụm từ Nhà nước “hỗ trợ kinh phí” bằng cụm từ Nhà nước “cấp kinh phí” để đảm bảo điều kiện hoạt động và sự độc lập của tổ chức này.
Luật tố tụng hành chính và Luật thanh tra (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận