Phóng to |
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: Việt Dũng |
- Trong tiền lệ chưa từng có một diễn đàn nào có 18 bộ trưởng quốc phòng ngồi với nhau, trong đó có những nước có tiềm lực quốc phòng vào loại lớn nhất thế giới và cũng có những nước có tiềm lực quốc phòng thấp nhất thế giới. Nhưng trong diễn đàn này, các bộ trưởng sẽ tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau, bình đẳng, cùng có lợi nhằm đem lại sự ổn định và hòa bình cho khu vực, đóng góp vào nền hòa bình của thế giới.
Trong chương trình nghị sự nổi lên ba điểm chính:
Thứ nhất là quyết tâm chính trị của các bộ trưởng quốc phòng. Điều này không tự dưng có mà xuất phát từ quá trình phát triển của tình hình thế giới, yêu cầu phải có sự hợp tác hòa bình cao để giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Thứ hai, có sự đồng thuận cao về năm lĩnh vực hợp tác đầu tiên của diễn đàn là an ninh biển, quân y, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, chống khủng bố.
Thứ ba, cách thức tổ chức và vận hành ADMM+ trong thời gian đầu cũng nhận được sự đồng tình cao: diễn đàn sẽ diễn ra ba năm một lần, hằng năm việc điều hành thường xuyên do Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+) và Hội nghị nhóm công tác hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao (ADSOM-WG+) tổ chức thực hiện theo những quyết tâm và đồng thuận của ADMM+.
“Hội nghị không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự và tương tự như vậy, những vấn đề cụ thể khác cũng sẽ không được đưa vào nội dung chính thức. Tuy nhiên, trong phần phát biểu chính sách an ninh, mỗi quốc gia có thể nêu những vấn đề mà họ quan tâm với tinh thần chung là tìm ra các điểm tương đồng để tăng cường hợp tác trong tương lai”.
* Cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung và Trung - Nhật cũng được lên kế hoạch tại Hà Nội lần này. Vậy thứ trưởng đánh giá vai trò của Việt Nam trong việc gìn giữ, thúc đẩy hòa bình, hợp tác trong khu vực và thế giới như thế nào?- Các cuộc gặp gỡ bên lề ADMM+ là do các nước tự thu xếp với nhau. Tôi nghe nói sẽ có cuộc tiếp xúc giữa bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung Quốc và nhiều cuộc tiếp xúc khác. Theo tôi, đây là tín hiệu tốt. Gần đây giữa một số nước có sự khác biệt về quan điểm an ninh liên quan khu vực này. Trong bối cảnh đó, bản thân sự kiện bộ trưởng quốc phòng các nước gặp nhau cũng đã nói lên mong muốn giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại.
Các cuộc gặp gỡ Hà Nội như thế này làm chúng ta thấy thành công của nước chủ nhà đứng ra tổ chức ADMM+. Dù ít hay nhiều, đây cũng là sự đóng góp của ADMM+ và cố gắng của nước chủ nhà để đưa các nước gặp nhau nhằm giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại.
* Thưa thứ trưởng, việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) và chuẩn bị xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) như thế nào?
- Việt Nam chủ trương xây dựng biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam thành vùng biển hòa bình, tự do thương mại và hoạt động hàng hải. Các tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua đối thoại và bằng biện pháp hòa bình, đó là chủ trương trước sau như một của Việt Nam. Cơ sở pháp lý mang tính quốc tế và khu vực cho giải quyết các vấn đề trên biển Đông là công ước về Luật biển 1982 và DOC mà Trung Quốc ký với các nước ASEAN năm 2002.
Đây là hai cơ sở pháp lý quan trọng để các bên xác định lập trường và cách ứng xử, giải quyết tranh chấp. Nhưng như vậy chưa đủ, đó mới là tuyên bố thể hiện quyết tâm chính trị và những nguyên tắc cơ bản trong xử lý các vấn đề trên biển Đông, còn các điều cam kết ràng buộc hành vi thì chưa có. Đó là điều các bên chờ đợi sẽ có được ở COC và đến nay, ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sẽ ngồi lại với nhau để xây dựng.
Tôi từng nhiều lần nói quá trình này không đơn giản, khó khăn và lâu dài. Lý do là vì COC sẽ động chạm đến quyền lợi thiết thực của các nước liên quan trên biển Đông và do đó cần có sự cân nhắc lâu dài. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng COC sẽ xuất hiện những sự khác biệt trong cách hiểu về chủ quyền và luật biển trên biển Đông. Tuy nhiên, nếu chúng ta kiên trì và có thiện chí thì sẽ đi đến đích.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận