Dòng sông Son hiền hòa ngày thường bao nhiêu thì càng hung dữ trong mưa lũ bấy nhiêu. Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về xé toạc, cuốn phăng nhiều ngôi nhà, của cải và hơn 20 mạng người sống bên dòng sông này.
Hà Nội hủy bắn pháo hoa 29 điểm, dành tiền tặng miền Trung
Phóng to |
Cảnh đổ nát đến nao lòng của chợ Sơn Trạch - Ảnh: Phước Tuần |
Phóng to |
Tan hoang sau lũ - Ảnh: Phước Tuần |
Hơn 4.000 người dân thoát chết trong đêm nhờ sự ứng cứu và xả thân kịp thời của mọi người. Tàn tích của lũ vẫn còn ngổn ngang hai bên tuyến đường dẫn vào khu du lịch vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Phóng to |
Toàn bộ sách vở của học sinh ngập chìm dưới dòng nước lũ - Ảnh: Phước Tuần |
Những ngôi nhà sống hai bên thôn Na, thôn Hà Lời, Xuân Tiên, Xuân Sơn, Cù Lạc… xơ xác, nhiều nhà bị nước cuốn phăng chỉ còn lại nền nhà, ngôi chợ sập hơn nửa, hàng hóa phần lớn ướt nhẹp hay trôi theo dòng sông.
Ông chủ tịch xã Nguyễn Văn Hòa nhìn đống đổ nát nằm cạnh chợ cho biết: “Nước lên rất nhanh tối 4-10, chỉ vài tiếng đã nhấn chìm toàn xã với dòng chảy mạnh. Người dân lúc ấy chỉ biết leo lên các mái nhà, nóc nhà tìm mọi cách kêu la, đập thùng, ra hiệu… chờ mọi người đến cứu. Một khung cảnh tang thương bao trùm cả xã trong màn đêm tối mịt”.
Phóng to |
Phóng to |
Những đứa trẻ Sơn Trạch đứng chờ nhận nước tinh khiết tại UBND xã - Ảnh: Phước Tuần |
Phóng to |
Ngôi chợ đổ nát đang được mọi người tháo dỡ những mái che để lấy hàng hóa bên trong ra phơi.
Bà Trần Thị Lý, 49 tuổi, thôn Hà Lời, rơi nước mắt khi nhìn đống lúa đã lên mầm trắng, nói với chúng tôi: “Nước dâng cuồn cuộn, chúng tôi khi ấy chỉ mong cứu lấy người chứ chẳng nghĩ gì đến của cải. Giờ nhìn mọi thứ tan hoang, chẳng biết những ngày tiếp theo chúng tôi phải sống như thế nào".
Chiều 8-10, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã gấp rút thu gom và nhanh chóng chuyển những phần quà cứu trợ khẩn thiết nhất đến với đồng bào xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình). 115 hộ khó khăn nhất vừa trở về từ các hang đá đã ấm lòng hơn với những chiếc chăn, màn, bánh ngọt do bạn đọc báo Tuổi Trẻ trao tặng.
Để đến được với đồng bào Tân Hóa, từ TP Đồng Hới, chúng tôi vượt hơn 160km qua những đoạn đường ngoằn ngoèo mới đến được thị trấn Quy Đạt. Xã Tân Hóa cách Quy Đạt gần 10km nhưng đường vào xã này vẫn đang bị chia cắt, nên muốn tiếp cận phải đi bằng canô.
Tại bến Lạc Thiện (nơi bị chia cắt), các lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực tiếp tế mì gói, gạo, muối… vào cho bà con xã Tân Hóa. Dọc hai bên bờ suối Cả, dưới những lèn đá cao dựng đứng, những ngôi nhà mái tranh đơn sơ của người dân ở các thôn Cổ Liêm, Yên Thọ, Bộc Thọ… vẫn chìm trong nước lũ.
Ven suối vẫn còn in hằn dấu vết bùn lầy của nước lũ lên đến tận ngọn cây. Tất cả những làng mạc chỉ còn một màu bàng bạc của bùn đất và trở nên hoang tàn sau cơn lũ kinh hoàng. Xác động vật thối nổi lềnh bềnh nhưng những người dân nơi đây chưa thể bận tâm đến dịch bệnh bởi cái ăn, cái mặc vẫn chưa biết tính sao.
Dưới những lèn đá vẫn còn dấu vết của lán trại của những người dân lên tránh lũ mấy ngày qua tại các hang động. Đến hôm nay, nước đã rút bớt nên hàng trăm hộ dân trên các hang động đã về nhà. Ông Cao Thanh Bình, bí thư xã Tân Hóa, mừng rỡ khi thấy đoàn cứu trợ đến: “Trôi hết rồi. Bà con mấy hôm nay tạm tránh lũ trên các hang đá phải nhịn đói nhịn khát. May có mì tôm và bánh kẹo cứu trợ mới cầm cự được đến hôm nay”.
Khi thuyền cứu trợ đến, hàng chục người dân xã Tân Hóa từ các lèn đá đã chạy ào ra trong nỗi vui mừng vì tối nay đã có chăn màn, không phải chống chọi với cái lạnh. Các em nhỏ mấy hôm chỉ nhai mì sống hoặc nhịn đói, khi được nhận bánh ngọt đã lập cập xé vỏ bao nhai ngấu nghiến khiến chúng tôi không khỏi nhói lòng.
Ông Trần Hữu Phương, 54 tuổi, thôn Cổ Liêm, run run: “Tối nay ngủ được rồi”, xong ông ôm chặt tấm chăn nhanh chân bước xuống thuyền chạy về nhà, chỉ kịp ngoái lại: “Về nhanh cho mấy cháu mừng”!
Phóng to |
Phóng viên báo Tuổi Trẻ mang hàng cứu trợ vào cho đồng bào trong các hang đá của xã Tân Hóa. Để đưa được hàng vào hang đá phải xuôi theo con suối hơn 3km và vẫn còn mênh mông nước bằng canô - Ảnh: Quốc Nam |
Phóng to |
Đến chiều 8-10, nhiều ngôi nhà ở Tân Hóa vẫn chỉ thấy nóc - Ảnh: Quốc Nam |
Phóng to |
Cán bộ huyện Minh Hóa đưa hàng cứu trợ lên các hang đá cho dân - Ảnh: Quốc Nam |
Phóng to |
Dù phần lớn người dân đến sống trong các hang đá đã trở về nhà khi nước xuống, nhưng một số người vẫn còn ở lại. Họ đứng chờ hàng cứu trợ - Ảnh: Quốc Nam |
Phóng to |
Bé Hoa, ở thôn 1, xã Tân Hóa, lấm lem bùn đất đến nhận bánh của bạn đọc báo Tuổi Trẻ đến cứu trợ - Ảnh: Quốc Nam |
Tối 8-10, ông Phan Huy Giang - phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách Hà Nội - cho biết các điểm sạt lở tuyến đường sắt Km 478 + 900 đến Km 482 trên cung đường Lệ Sơn - Minh Lệ tại huyện Quảng Trạch và Km 496 + 500 đến Km 496 + 620 trên cung đường Phúc Tự - Hoàn Lão tại huyện Bố Trạch đã cơ bản khắc phục xong.
Dự kiến ngày 9-10 các tuyến tàu Thống Nhất, tàu hàng và tàu chợ có thể lưu thông bình thường từ cung đường Đồng Hới - Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình). Tuy nhiên ở những điểm sạt lở nghiêm trọng, đoàn tàu chỉ có thể chạy vận tốc 5km/giờ để đảm bảo an toàn. Trước đó, để đảm bảo đẩy nhanh công tác khắc phục tuyến đường sắt sớm nhất, Tổng công ty xí nghiệp đường sắt Việt Nam đã huy động hơn 1.000 công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm để san lấp lại mặt đường tại các điểm sạt lở này. |
Đã hơn một tuần nay Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn như một ốc đảo nằm giữa biển nước trắng xóa. Người nào cũng bơ phờ như cơn bão bệnh.
Lũ ở Hương Khê rút gần hết, chỉ còn ba xã bị chia cắt nhưng cảnh tang hoang khắp nơi làm ai nhìn thấy cũng nhói tim. Ở đâu cũng thấy bùn lầy lội; đường sá, cầu cống bị cuốn trôi. Nhiều nhà cửa hư hỏng nặng, hoa màu bị vùi dập. Thiếu lương thực, thiếu nước sạch và lo dịch bệnh bùng phát đã xuất hiện trên những nét mặt khắc khổ của người dân nghèo nơi đây.
Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch UNND xã Phương Mỹ - cho biết đến thời điểm này có gần 1.000 người dân vẫn chưa thể trở về nhà. Để tiếp cận rốn lũ phải đi bằng xuồng máy. Sau hai tiếng đồng hồ lênh đênh giữa dòng nước dữ, chúng tôi mới tiếp cận được Phương Mỹ. Những ngôi nhà bị chìm nay nước rút dưới 1m, những ngôi nhà ngập thì bùn non phủ dày 20-40cm.
Đã kiệt quệ vì đói, vì khát nhưng người dân vẫn bám trụ, nước lũ rút đến đâu là dọn dẹp nhà cửa đến đó.
Phóng to |
Tranh thủ trời nắng, hai vợ chồng anh Hồ Khá Văn đưa chăn màn, áo quần ra phơi ngay trên nước lũ - Ảnh: Văn Định |
Phóng to |
Những ngôi nhà tang hoang của người dân nghèo Hương Khê - Ảnh: Văn Định |
Phóng to |
Phương Mỹ vẫn như một ốc đảo, người dân đi lại bằng thuyền - Ảnh: Văn Định |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận