08/09/2010 11:37 GMT+7

Mua nguyên liệu thuốc chống cúm từ Ấn Độ: giá tăng hàng triệu USD

NHÓM PV TUỔI TRẺ
NHÓM PV TUỔI TRẺ

TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ ngày 7-9, việc chuyển sang mua nguyên liệu sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir (tương tự Tamiflu) phòng chống dịch cúm năm 2005, Việt Nam đã phải tốn thêm hàng triệu USD do giá thuốc Ấn Độ cao hơn hẳn, bên cạnh lãng phí thuốc hết hạn hàng trăm tỉ đồng do hạn dùng ngắn.

Bộ Y tế “hớ” đủ thứ

Theo nguồn tin này, từ ngày 9-11-2005, Cục Quản lý dược đã có thông báo cho biết Bộ Y tế và Công ty Roche, nhà nghiên cứu và phát triển thuốc Tamiflu, đã ký thỏa thuận về việc sản xuất thuốc điều trị cúm có hoạt chất Oseltamivir tại Việt Nam.

5yiq5xcH.jpgPhóng to
Thuốc Tamiflu
Thỏa thuận này cũng cho hay nếu các công ty sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị, yêu cầu kỹ thuật, Roche sẽ cung cấp nguyên liệu và một số tài liệu kỹ thuật để hỗ trợ sản xuất viên nang có hoạt chất Oseltamivirr tại Việt Nam. Trong thỏa thuận, Roche cũng cam kết giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch dự trữ, cung ứng thuốc điều trị và dự phòng cúm trong trường hợp đại dịch xảy ra ở Việt Nam.

Sau cuộc họp ngày 7-11-2005 và ký thỏa thuận kể trên, Roche cũng đã gửi báo giá nguyên liệu sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir cho phía Việt Nam là 7.000 euro/kg (gần 9.000 USD/kg).

Nhưng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, lấy lý do Roche chỉ cung cấp nguyên liệu từ tháng 8-2006, mà Việt Nam cần dự trữ trước 30-6-2006, Bộ Y tế đã giao 4 công ty tham gia đóng viên Oseltamivir 75mg tại Việt Nam tìm nguồn nguyên liệu và họ đã mua 2.030kg nguyên liệu Oseltamivir, có hạn dùng 36 tháng của nhà sản xuất Hetero Labs limited (Ấn Độ) và Mambo Overseas Limited (Singapore) với giá 17.500-18.000 USD/kg, tổng giá trị nguyên liệu là 27.180.000 USD.

So sánh hai mức giá kể trên, việc quyết định mua nguyên liệu của Ấn Độ đã làm tăng chi phí lên hàng triệu USD, chưa kể nguyên liệu Ấn Độ chỉ có hạn dùng 3 năm, còn hàng của Roche có hạn dùng 10 năm.

Theo Thanh tra Chính phủ, sau khi mua nguyên liệu Ấn Độ, nhà cung cấp đã chuyển lại cho Stada Việt Nam, Imexpharm, Công ty dược vật tư y tế Phú Yên mỗi công ty gần 1 triệu USD. Các công ty này cho rằng do dự án đóng viên Oseltamivir cho Bộ Y tế bị lỗ, nên nhà cung cấp bù lỗ cho họ. Nhưng khi thanh tra xem xét hợp đồng mua bán lại cho thấy không có điều khoản này, các công ty cũng không báo cáo Bộ Y tế tình trạng lỗ. Riêng Công cổ phần dược phẩm Cửu Long đã nhận lại từ nhà cung cấp 3,8 triệu USD và để ngoài báo cáo tài chính. Đây là số tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, trả cho công ty mua nguyên liệu theo đơn đặt hàng của Bộ Y tế.

NHÓM PV TUỔI TRẺ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên