Theo đó, Hội Nông dân huyện Cần Giờ sẽ thành lập một tiểu ban có nhiệm vụ phối hợp với các cá nhân đại diện, cơ quan chức năng địa phương để xây dựng phương án chi tiền bồi thường và kiểm tra công tác chi tiền bồi thường cho người dân; một tiểu ban phối hợp giải quyết thắc mắc, khiếu nại (nếu có) xung quanh việc chi trả tiền bồi thường.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, một trong bốn cá nhân đại diện theo ủy quyền của 839 hộ dân bị thiệt hại của huyện Cần Giờ, cho biết các căn cứ để tính khoản tiền mà mỗi hộ dân được nhận gồm: tỉ lệ tương ứng giữa tổng số tiền Vedan bồi thường (hơn 45,7 tỉ đồng) và tổng số tiền thiệt hại theo kê khai của 839 hộ dân; tỉ lệ trách nhiệm bồi thường của Vedan cho từng vùng thiệt hại (vùng ô nhiễm nghiêm trọng và vùng ô nhiễm); số năm nuôi trồng, đánh bắt thực tế bị thiệt hại của từng hộ dân.
Từ những căn cứ này sẽ tính toán cụ thể số tiền mỗi hộ dân được nhận trong tổng số hơn 45,7 tỉ đồng được Vedan bồi thường.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, dự kiến danh sách bồi thường chi tiết cho từng hộ sẽ niêm yết vào đầu tháng 9 để lấy ý kiến của người dân bị thiệt hại. Sau mười ngày, những thắc mắc, khiếu nại của người dân (nếu có) sẽ được giải quyết trong vòng 15 ngày để đến cuối tháng 9 bắt đầu chi tiền bồi thường đợt 1 cho người dân tại Kho bạc Nhà nước huyện Cần Giờ.
* Sáng 24-8, 30 hộ dân ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã đồng loạt ký đơn gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để nhờ can thiệp, yêu cầu Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi phải bồi thường thiệt hại do nước thải của nhà máy cồn rượu thuộc công ty thải ra đầu độc sông Trà Khúc hồi đầu tháng 5-2010.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận