Phóng to |
Sắp tới viện phí sẽ tăng nhưng mức thu do Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố quyết định (ảnh chụp tại khu thu tiền khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1) - Ảnh: M.Đức |
Ông Nguyễn Nam Liên - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) - cho rằng so sánh thực tế thu nhập bình quân đầu người năm 1995 là 3,1 triệu đồng và hiện nay là 19 triệu đồng/người/năm thì mức thu nhập đã tăng trên sáu lần.
“Đã tính toán thận trọng!”
Nhiều người bệnh đã đi khám chữa bệnh nước ngoài, tại các bệnh viện liên doanh, bệnh viện 100% vốn nước ngoài, bệnh viện tư... có mức viện phí rất cao.
Theo ông Liên, không phải khi đã ban hành khung giá viện phí mới là thu ngay theo mức tăng tối đa mà khung giá quy định có mức tối đa, tối thiểu. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương, Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc trung ương, chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc địa phương trong phạm vi khung giá. |
Đối với các đối tượng khác, ông Liên khẳng định việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người đã có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 62% dân số. Chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này (trong đó có hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách xã hội...) cơ bản đã được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Phần tăng thêm cũng được BHYT thanh toán theo tỉ lệ quy định của Luật BHYT.
Ông Liên cũng cho rằng đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân nếu có tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT thì cơ bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều với giá viện phí mới.
Theo ông Liên, việc đề xuất mức điều chỉnh của 350 dịch vụ y tế (chiếm tỉ lệ 12% số dịch vụ đang thực hiện) đã được Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành tiến hành hết sức thận trọng, có khảo sát và cơ sở tính toán cụ thể theo bốn bước. Hiện nay đang ở bước hai là xin ý kiến của các bộ, ngành, bệnh viện, sở y tế các địa phương. Bộ Y tế xin tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo là hoàn chỉnh dự thảo thông tư và khung giá viện phí dự kiến sửa đổi rồi đưa lên website của bộ để xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Chỉ thu đúng, không nên thu đủ!
Mở đầu phần thảo luận, bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng nhiều năm qua Nhà nước đã bao cấp một phần viện phí cho người dân, nhưng khi “bao” không nổi thì người bệnh nên đóng góp một phần viện phí với Nhà nước. Tuy nhiên, bà Hoài Thu cho rằng điều chỉnh khung giá viện phí phải tính về mặt kỹ thuật cho chặt chẽ nhưng cũng phải làm cho xã hội đồng thuận.
Theo bà Thu, chỉ nên thu đúng viện phí chứ không nên thu đủ. Thu đúng là thu những gì, vật tư tiêu hao vào trong cơ thể của người bệnh, phục vụ điều trị. Nhưng ai trả? Đối tượng nào Nhà nước phải trả, đối tượng nào BHYT phải trả, đối tượng nào phải trả hoàn toàn cũng phải tính đến.
Ông Nguyễn Hùng Vĩ - phó giám đốc Sở Y tế Tiền Giang - cho rằng việc tăng viện phí là cần thiết. Theo ông Vỹ, Bộ Y tế nếu thấy giá viện phí đã bất cập thật sự thì phải minh bạch, công khai để cho cả xã hội cùng hiểu, cùng chia sẻ. Ông Huỳnh Thành Lập - phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - nói rằng: “Ai cũng thấy giá viện phí là lạc hậu nhưng điều chỉnh thế nào cho phù hợp phải cân nhắc, nếu không thì rất nguy”.
Trả lời các câu hỏi của đại biểu, ông Liên nói rằng Bộ Y tế xây dựng khung giá viện phí sửa đổi trên nguyên tắc phần nào được Nhà nước đầu tư và đã chi thì không được tính vào giá dịch vụ (như chi đầu tư nhà cửa, trang thiết bị, tiền lương cán bộ y tế), phần nào Nhà nước không chi (gồm các chi phí trực tiếp cho người bệnh như thuốc, vật tư, hóa chất, điện, nước, xử lý chất thải...) thì phải huy động sự đóng góp của người bệnh thông qua BHYT và đóng góp trực tiếp của người dân. Bộ Y tế sẽ cùng Bộ Tài chính xem xét, tính toán mức cụ thể viện phí điều chỉnh cho phù hợp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận