* Những vấn đề khác của Vedan đang trong tầm ngắm
Phóng to |
Phóng to |
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên - Ảnh: Xuân Long |
Trọn buổi làm việc, lãnh đạo các bộ ngành đã thống nhất không để Vedan cò kè, mặc cả, trì hoãn nữa. Đồng thời xác định trách nhiệm của các bộ ngành phải giúp người dân củng cố chứng cứ pháp lý buộc Vedan phải có trách nhiệm đền bù, bồi thường cho nông dân.
Phóng to |
Quá trình “cù cưa” mức bồi thường của Vedan từ năm 2009 đến nay |
219 tỉ đồng Là số tiền nông dân TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai yêu cầu Vedan bồi thường |
Đề cập việc khởi kiện Vedan ra tòa, ông Phương Hữu Oanh - phó vụ trưởng Vụ 5 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - nhấn mạnh quá trình thương lượng, đàm phán vừa qua giữa các tỉnh thành với Vedan là bước đầu của quá trình giải quyết vụ việc.
Tuy nhiên, phải làm rõ để Vedan hiểu rằng họ là người gây ra thiệt hại, phải có trách nhiệm đền bù, bồi thường cho người dân chứ không phải người dân đi xin hay cần Vedan hỗ trợ. Theo ông Oanh, người bị thiệt hại là nông dân đã quá rõ, hội nông dân các cấp đứng ra bảo vệ quyền lợi của hội viên là đương nhiên, nhưng việc khởi kiện Vedan ra tòa cần phải chuyển hóa các chứng cứ khoa học về mức độ thiệt hại, diện tích thiệt hại thành các chứng cứ pháp lý để tòa xem xét.
Còn phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn phân tích: “Theo tinh thần của luật pháp khởi kiện dân sự, người dân phải chứng minh thiệt hại. Trong trường hợp này do quyền lợi liên quan đến số đông người dân, vì vậy các cơ quan phải có trách nhiệm củng cố chứng cứ pháp lý thay người dân”.
Theo ông Sơn, việc củng cố chứng cứ pháp lý, giúp người dân hoàn tất hồ sơ khởi kiện là trách nhiệm chung và tất cả các ngành phải coi đây là nghĩa vụ đứng chung một chiến hào. “Điều này vừa đúng về luật pháp vừa hợp về đạo lý. Riêng trách nhiệm của Bộ Tư pháp, tôi sẽ về báo cáo lãnh đạo bộ để sát cánh cùng các ngành trợ giúp pháp lý cho người dân” - ông Sơn cam kết.
Ông Nguyễn Văn Hiến (giám đốc Sở Tư pháp Bà Rịa - Vũng Tàu): Tôi tiếc chưa xử lý hình sự được Vedan Khi lãnh đạo hỏi tôi kiện vụ này có thắng không, tôi bảo là thắng vì hiển nhiên ai cũng thấy Vedan gây ra thiệt hại đó. Tổng giám đốc Vedan đã phải cúi đầu xin lỗi công khai. Hiện nay chúng ta cũng có chứng cứ, văn bản, hình ảnh về vi phạm của Vedan. Người dân cũng có đầy đủ chứng cứ chứng minh mức thiệt hại, diện tích thiệt hại, đăng ký kinh doanh ngành nghề để tranh tụng tại tòa. Tôi chỉ tiếc là do hạn chế của Bộ luật hình sự thời điểm đó chưa xử lý hình sự được Vedan thôi, chứ còn nếu đưa ra xử lý hình sự được thì tòa sẽ giải quyết trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường ngay trong vụ án hình sự, không phải thương lượng, không phải hòa giải nhùng nhằng như hiện nay. |
Sát cánh đến cùng với dân
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: “Sau thời gian qua, bản chất của Vedan đã thấy rất rõ. Cái gì Vedan lách được là tìm cách để lách, lợi dụng được cái gì là lợi dụng ở mức cao nhất. Cả ba tỉnh thành phải liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người dân”. Ông Nguyên cho rằng trong điều kiện hiện nay, chỉ cần một tỉnh chấp nhận bồi thường không đúng như tính toán khoa học, chắc chắn Vedan sẽ tiếp tục trì hoãn với những địa phương khác.
Đề cập việc tỉnh Đồng Nai chậm trễ hỗ trợ người dân khởi kiện, ông Nguyên đề nghị trực tiếp Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh chỉ đạo ngay các sở, ngành triển khai hỗ trợ người dân. Đối với Bộ Tư pháp, Hội Nông dân VN, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, ông Nguyên đề nghị các bộ ngành này cần bám sát vụ việc để hỗ trợ, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu vì nông dân.
Hỗ trợ toàn bộ án phí
Về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - môi trường, ông Nguyên cho biết bộ sẽ trích từ quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ toàn bộ án phí cho các hộ dân. Đồng thời cung cấp đầy đủ chứng cứ khoa học chính xác khi đưa ra tòa tranh tụng. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục làm việc với các bộ ngành, phối hợp với các tỉnh thành để thực hiện trách nhiệm cao nhất sát cánh bên người dân theo kiện đến cùng.
“Kiện Vedan chưa phải đã là xong. Hiện nay Vedan vẫn còn nhiều vấn đề khác nữa. Chúng ta lấy nhân nghĩa của người Việt Nam để xử lý nhưng nếu Vedan tiếp tục ngoan cố, Bộ Tài nguyên - môi trường sẽ cùng Bộ Công an làm tiếp một số vấn đề khác của Vedan, kể cả chuyện đất đai của Vedan hiện nay” - ông Nguyên hé lộ.
Ngày 28-7, Vedan đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên - môi trường và các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, đề nghị được tăng mức hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại từ 56 tỉ đồng lên 130 tỉ đồng vì “muốn giải quyết dứt điểm nhanh chóng vụ việc này”. Cụ thể, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được tăng từ 10 tỉ lên 40 tỉ, Đồng Nai từ 30 tỉ lên 60 tỉ đồng và ở TP.HCM từ 16 tỉ lên 30 tỉ đồng. Theo đề nghị này, nếu được chấp thuận Vedan sẽ chuyển tiền làm hai kỳ. Cụ thể, trong vòng bảy ngày sau khi nhận được văn bản chấp thuận, Vedan sẽ chuyển trước một nửa số tiền này, còn lại Vedan sẽ chuyển từ ngày 10 đến 14-1-2011. Trao đổi với chúng tôi về đề nghị này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, một trong bốn người đại diện theo ủy quyền của nông dân Cần Giờ, cho biết không thể chấp nhận đề nghị này và khẳng định sẽ đòi Vedan bồi thường thiệt hại bằng con đường khởi kiện. Ông Hậu nhận định: “Tôi cho rằng đây cũng chỉ là thủ thuật kéo dài thời gian của Vedan. Vedan có thể nói “không hiểu” chúng tôi, nhưng chúng tôi đã quá hiểu Vedan”. Còn ông Phan Văn Tài - chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 1A (xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) - đã thốt lên: “Theo chỉ đạo của huyện, tôi đã nói với dân đòi Vedan bồi thường gần 120 tỉ đồng, nên giờ đây tôi giải thích Vedan có thiện chí nâng lên 60 tỉ là họ chửi tôi! 60 tỉ dứt khoát là không. Tôi nghĩ Vedan có thiện chí lúc này cũng muộn rồi vì mấy ngày nay dân đã mách nhau làm đơn kiện. Bây giờ nói bồi thường dưới nước, nhưng trên cạn có khoảng 100 người trồng lúa sát bờ tường nhà máy Vedan bị ô nhiễm không nghe ai nói bồi thường họ cũng đang bức xúc”. |
“Nhiệt độ” cuộc họp sáng qua nóng lên ở cuộc tranh luận giữa Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên và phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai Phan Văn Hết. Ông Nguyên hỏi: * Tại sao trong ba tỉnh thành thì Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM không lúng lúng về giá tính toán thống kê mà Đồng Nai lại lúng túng? Bộ đánh giá Đồng Nai là địa phương bị thiệt hại nặng nhất nhưng việc triển khai thống kê và hỗ trợ người dân lại làm rất chậm. - Hiện nay tỉnh vẫn còn vướng mấy việc, giá tính toán 14 năm qua có biến động, mức độ thiệt hại chưa được công bố. * Tôi hỏi anh Hết con số 119 tỉ đồng có phải là con số của UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị không? - Đúng, đó là số của tỉnh đề nghị. * Anh đề nghị số tiền Vedan phải bồi thường tức là anh thừa nhận vùng bị ảnh hưởng, thừa nhận giá rồi, giờ còn nói gì nữa? - Nhưng hiện nay việc tính toán về giá và mức độ thiệt hại tỉnh vẫn lúng túng. * Mọi cơ sở khoa học đều công bố hết rồi, giờ các anh còn nói lúng túng cái gì? Số 119 tỉ đồng là do tỉnh phê duyệt và đề nghị bồi thường thì các anh phải bảo vệ con số này. Anh đề nghị một đằng nhưng ra hội nghị anh lại nói một nẻo. Tư cách một phó giám đốc sở nói ở hội nghị như thế là không được. Tôi đề nghị tỉnh Đồng Nai phải kiểm điểm, nói thế Vedan sẽ lợi dụng ngay. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh: Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau buổi họp tại Bộ Tài nguyên - môi trường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh khẳng định: “Kết luận của bộ là mang tính pháp lý, mang tính chỉ đạo, mang tính hướng dẫn, sau đây chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo chỉ đạo và không có ý kiến gì khác”. Ông Thinh nói: - Lâu nay chúng tôi cứ nghĩ phải có đủ chứng cứ mới khởi kiện được nhưng giờ mới rõ trong điều luật quy định chỉ công bố vùng bị thiệt hại thì nông dân đã có quyền khởi kiện rồi. Còn trong quá trình thụ lý tòa mới yêu cầu cung cấp chứng cứ sau, chứ không phải như quy trình mình nghĩ trước đây. * Ông giải thích thế nào khi bộ trưởng khẳng định Đồng Nai là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất nhưng triển khai thống kê và hỗ trợ người dân chậm nhất? - Nói đúng vùng thiệt hại của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có một huyện, còn TP.HCM chỉ có hơn 800 hộ dân bị thiệt hại. Riêng Đồng Nai có tới 5.600 hộ, mà đi từng hộ triển khai thì không thể nhanh được vì trong thủ tục dân sự phải cả chồng và vợ cùng đồng ý. Chúng tôi chỉ muốn chuẩn bị kỹ và vững về pháp lý chứ không phải muốn kéo dài. * Ý ông là việc thực hiện chậm do nguyên nhân khách quan? - Thật ra có cả nguyên nhân chủ quan. Hội Nông dân Đồng Nai thấy rằng sợ kiện là thua nên mới vội vàng thỏa thuận với Vedan vì họ nghĩ nếu kiện có thể thua, thôi thì thỏa thuận được chút nào hay chút đó. Còn ngay từ đầu UBND tỉnh đã xác định theo đủ các bước. *Nhưng có ý kiến cho rằng việc tỉnh Đồng Nai chậm thực hiện là do ngại va chạm với Vedan? - Nói vậy chứ cái gì cũng phải thấu tình mới đạt lý. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận