Phóng to |
* Chính sách và quan tâm của Nhật tới các siêu dự án của Việt Nam như đường sắt cao tốc và nhà máy điện hạt nhân là như thế nào?
- Đây là hai lĩnh vực mà Nhật có khả năng cạnh tranh hàng đầu thế giới. Nó có liên quan tới chiến lược tăng trưởng kinh tế của Nhật, vì nếu chúng tôi có thể chia sẻ những công nghệ nổi trội của mình với các nước trên thế giới, điều đó sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Nhật.
Tất nhiên, chúng tôi muốn bán công nghệ, nhà máy của Nhật, nhưng riêng điều đó là không đủ. Chúng tôi phải đảm bảo những gì bán đi sẽ trở nên hữu ích cho người Việt Nam. Liên quan tới tàu cao tốc, chúng ta cần khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện để xem dự án có khả thi và có khả năng hoàn vốn không. Bởi nếu không, nó sẽ trở thành gánh nặng cho người dân Việt Nam.
Tất nhiên quyết định cuối cùng phải do Chính phủ Việt Nam nhưng chúng tôi muốn hỗ trợ với chính kinh nghiệm của chúng tôi. Còn về nhà máy điện nguyên tử, an toàn là điều quan trọng hàng đầu. Vì thế, bán nhà máy là không đủ. Các biện pháp an toàn phải là bộ phận gắn liền trong toàn bộ việc này cho dù chúng tôi có cơ sở để tự hào về mức độ an toàn cao nhất của các nhà máy điện nguyên tử Nhật.
* Gần đây Bộ Ngoại giao Nhật đã đề xuất một số thay đổi trong chính sách viện trợ phát triển chính thức (ODA), ngài có thể giải thích thêm về các thay đổi đó? Và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến ODA cho Việt Nam như thế nào?
- Qua đối thoại với cử tri và công chúng Nhật nói chung, chúng tôi nghe nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như tiền thuế của người Nhật cho ODA không được sử dụng hiệu quả. Có người nói nên dùng số tiền đi giúp nước ngoài đó để giúp người cần hỗ trợ ở ngay trong nước. Vì vậy, tôi cảm thấy phải thật sự cải cách ODA để có thể cung cấp ODA với lòng tin và sự hiểu biết của người dân Nhật.
Đáng tiếc là chúng ta đã chứng kiến một sự việc không hay xảy ra ở Việt Nam cách đây vài năm liên quan tới ODA của Nhật. Tôi nghĩ cải cách ODA là điều cần làm để đảm bảo những việc như thế không tái diễn và để chắc chắn ODA sẽ được sử dụng hiệu quả.
Chúng tôi đã nhận được rất nhiều gợi ý nên tập trung hơn vào ba lĩnh vực cụ thể: xóa đói giảm nghèo, xây dựng hòa bình và tăng trưởng.
Về cách thức quyết định ODA, nhiều gợi ý cho rằng thay vì thực hiện từng dự án riêng lẻ, nên tham vấn với nước nhận, xác định nhu cầu cụ thể và sau khi hai bên đã thống nhất các nhu cầu cụ thể đó mới cung cấp ODA cho dự án.
Chúng tôi nhận được nhiều đề nghị từ Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi muốn phân loại và xếp thứ tự ưu tiên dựa trên cơ sở cái gì cần nhất cho người dân Việt Nam.
Những năm gần đây, Việt Nam và Indonesia thay nhau là nước thứ hai và thứ ba nhận nhiều ODA nhất của Nhật, sau Ấn Độ. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi có thể cung cấp ODA một cách hiệu quả trong phạm vi ngân sách eo hẹp.
Khi nói về các khoản vay, tất nhiên chúng phải được trả lại. Vì thế, chúng tôi phải chọn lọc để đảm bảo các ưu tiên lớn nhất phải được giải quyết trước. Ở đây cũng vậy, tôi muốn quyết định việc ưu tiên hóa bằng cách lắng nghe quan điểm của Chính phủ Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận