30/06/2010 14:24 GMT+7

Lý Sơn: 150.000 đồng/mét khối nước

V.Q.CẦU - VĂN ĐỊNH - VĂN KỲ
V.Q.CẦU - VĂN ĐỊNH - VĂN KỲ

TTO - Ở Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài nên vào vụ sản xuất lúa hè thu (bắt đầu từ ngày 20-5) nước tưới thiếu nghiêm trọng. Tại xã đảo An Bình (huyện đảo Lý Sơn) có 110 hộ với trên 500 nhân khẩu đang thiếu nước hết sức gay gắt.

Đà Nẵng, Quảng Nam: đồng khô lúa cháy

Đập dâng Thạch Nham - công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi - quy mô tưới trên 3 vạn ha lúa, hoa màu trong thời điểm cuối tháng 5 xuống thấp hơn tràn đến 1,5m dẫn đến tình trạng thiếu nước để cấy sạ trong toàn vùng, buộc tỉnh này phải lùi thời hạn kết thúc cấy sạ lúa hè thu từ 10-6 xuống 20-6.

Tuy vậy, diện tích cấy sạ lúa rồi trời hạn kéo dài nên rất bấp bênh.

Nl87NKGO.jpgPhóng to
Đồng bào dân tộc H’Rê ở Sơn Hà phải ra suối tắm giặt vì thiếu nước - Ảnh: V.Q.Cầu

Cho đến chiều ngày 29-6, Trưởng trạm quản lý thủy nông số 7 Nguyễn Thế Anh cho biết mực nước ở đập dâng Thạch Nham vẫn thấp hơn tràn 0,7m nên công ty thực hiện tưới luân phiên, tưới ướt ráo chứ không có nước để tưới.

Đồng thời, công ty khai thác nguồn nước từ đập Núi Ngang, xã Ba Liên, huyện Ba Tơ về hòa cùng nước Thạch Nham qua kênh chính Nam để tưới cho những cánh đồng phía Nam huyện Đức Phổ và phía Bắc huyện Mộ Đức để giảm bớt sự thiếu nước đang gay gắt.

Trong khi đó, ở các huyện miền núi như Sơn Hà, cũng do nắng nóng kéo dài, 500 ha lúa mùa bị khô hạn nặng và 200 ha đành bỏ hoang chứ không thể cấy sạ được. Nắng nóng kéo dài cũng làm cho nhiều vùng như Sơn Thủy (huyện Sơn Hà), Trà Phong (huyện Tây Trà), Ba Trang, Ba Khâm, Ba Chùa (huyện Ba Tơ) tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng gay gắt.

Tại thôn Đồng Chùa và thôn Gò Gèm có trên 300 hộ dân do thiếu nước sinh hoạt, người dân phải đổ ra suối Gò Gèm để vét nước. Một số hộ phải góp tiền đào sâu thêm giếng nước để lấy nước sinh hoạt.

Chiều ngày 29-6, chủ tịch UBND xã đảo An Bình (huyện đảo Lý Sơn) Phan Đình Phương cho biết ở xã đảo này có 110 hộ với trên 500 nhân khẩu đang thiếu nước hết sức gay gắt.

Một số tư thương đã chuyển nước từ đảo Lớn (gồm xã An Vĩnh và An Hải) sang bán với giá 150.000 đồng/m3 là quá cao nhưng dân phải mua để sử dụng chứ toàn bộ những lu ghè đựng nước mưa trên hòn đảo không có mạch nước ngọt này đã hết sạch.

Một điều cũng hết sức lo ngại là nắng nóng kéo dài nên hàng trăm ha hồ nuôi tôm sú ven biển Quảng Ngãi nhiệt độ trong ao gia tăng, trong khi đó việc cúp điện luân phiên 3 ngày/tuần cũng đã làm cho các máy sục khí ở hồ nuôi không thể chạy liên tục được nên tôm bị chết.

Trước sự khô hạn kéo dài và lan ra diện rộng, Sở NN& PTNT đã đề xuất tỉnh xuất kinh phí trên 12,6 tỷ đồng để mua máy móc, xăng dầu chống hạn.

4Sbo0SZa.jpgPhóng to
Đập Thạch Nham - công trình thủy lợi lớn nhất Quảng Ngãi - mực nước thấp hơn tràn 0,7m - Ảnh: V.Q.Cầu
xgl3g9Do.jpgPhóng to
Giếng nước ở thôn Đồng Chùa, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ khô hạn - Ảnh: V.Q.Cầu
HPvZWMc7.jpgPhóng to
Người dân thôn Đồng Chùa , xã Ba Thành phải chọn những vùng thấp đào giếng khơi để lấy nước sinh hoạt - Ảnh: V.Q.Cầu

* Hà Tĩnh oằn mình gánh hạn

* Theo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, thời điểm này Hà Tĩnh cũng chịu ảnh hưởng rất nặng của đợt nắng nóng tháng 6. Lúa hè thu nằm trong tình trạng “khát” nước, người dân đang lâm vào nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Gặp nông dân Hà Tĩnh ai cũng than: lúa gần chết vì nắng hạn, sâu bệnh bủa vây, nguy cơ mất mùa ngay trước mắt…

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt cho biết hiện Hà Tĩnh có trên 40.000ha lúa và hoa màu thiếu nước tưới, nguy cơ lúa chết cận kề. Các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hương Khê, Thạch Hà, Lộc Hà chịu ảnh hưởng nặng nhất. Nhiều cánh đồng lúa đã nứt nẻ, bạc trắng, nhiều nơi lúa bắt đầu khô cháy. Công tác chống hạn đang hết sức căng thẳng.

Trong khi đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết 10.000ha lúa hè thu bị cuốn lá tấn công. Nhiều thửa ruộng khô trắng vì sâu. Tập trung nhiều nhất ở các huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh...

Theo thống kê của Chi cục thủy lợi Hà Tĩnh, nắng nóng đã làm mực nước của 300 hồ đập lớn nhỏ xuống mức báo động. Rất nhiều ao hồ bị cạn kiệt, không cấp đủ nước tưới tiêu cho lúa vụ hè này. Nắng hạn cũng khiến hàng nghìn người dân miền núi Hà Tĩnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như 500 hộ dân ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên; giếng khoan, giếng đào ở một số xã của huyện Thạch Hà đã cạn kiệt.

Một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận ở Hà Tĩnh:

YZ7sHCJU.jpgPhóng to

Cánh đồng ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị khô hạn, đất đã nứt nẻ - Ảnh: V.Định

ve3ZzYDL.jpgPhóng to
Những máy bơm bằng xăng dã chiến được người dân đưa vào cứu lúa - Ảnh: V.Định
ua3nV8GA.jpgPhóng to
Mực nước của sông Già đi qua huyện Thạch Hà xuống đến mức báo động, nhiều cồn cát đã nổi lên - Ảnh: V.Định
V.Q.CẦU - VĂN ĐỊNH - VĂN KỲ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên