Phóng to |
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba - Ảnh: Việt Dũng |
“Nhiều trường hợp sau khi xử bắn và mai táng, thân nhân người bị tử hình tìm mọi cách lấy trộm tử thi, ở một số địa phương, tỷ lệ này lên đến 90%. Thực tế đó dẫn đến khó khăn trong quản lý phần mộ của người bị thi hành án tử hình, nhất là trách nhiệm giải quyết trong trường hợp thân nhân của người bị thi hành án tử hình có yêu cầu nhận mà hài cốt không còn” - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Trước thực trạng trên đây, với quan điểm “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên để cho thân nhân nhận lại thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người bị thi hành án tử hình (trừ những trường hợp gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia).
Theo giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, “việc thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn như hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập như về pháp trường tổ chức thi hành án, về áp lực tâm lý đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án…
Nhìn chung, trong các hình thức thi hành án tử hình đang được nhiều nước áp dụng, thì hình thức tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án”. Lý giải này được đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình.
Một nội dung đáng quan tâm trong dự thảo Luật là quy định về chế độ, định lượng ăn, mặc của phạm nhân. “Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại thì được tăng thêm về định lượng ăn, áo quần bảo hộ lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp thêm các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn, mặc và tư trang phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường”- bản báo cáo nêu rõ.
Theo lịch trình, Quốc hội sẽ thông qua dự luật này vào ngày 17-6 tới đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận