* Hợp long cầu An Nghĩa (Cần Giờ)
Phát biểu tại buổi lễ, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, việc xây dựng đường cao tốc này là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Phóng to |
Theo phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh xây dựng nhiều đuờng cao tốc như đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận… là động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực miền Đông Nam bộ.
Phó thủ tướng cũng đề nghị các cán bộ, kỹ sư Việt Nam bám sát các chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm xây dựng công trình.
Ông Võ Văn Một - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết nối với sân bay quốc tế Long Thành (sắp xây dựng) và trong tương lai đường cao tốc này sẽ được nối dài đến tỉnh Lâm Đồng. Hiệu quả của dự án này là rút ngắn thời gian hành trình từ các tỉnh về TP.HCM, giải tỏa áp lực giao thông cho Quốc lộ 1 và phát huy hiệu quả của cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải, thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo ông Trần Xuân Sanh - tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe đi qua các Q.2, Q.9 (TP.HCM) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai).
Đường cao tốc được thiết kế cho xe chạy với vận tốc 120 km/giờ, riêng đoạn qua cầu Long Thành cho xe chạy với vận tốc 100 km/giờ. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 932,4 triệu USD. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013.
Phóng to |
Công nhân theo dõi máy khoan gói thầu xây lắp số 3 Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh : Thanh Đạm |
* Cùng ngày 23-4, Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 TP.HCM đã làm lễ hợp long xây dựng cầu An Nghĩa (trên đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ). Theo ông Nguyễn Xuân Bảng - giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 4, cầu An Nghĩa là chiếc cầu lớn thứ hai trong số 8 chiếc cầu được xây dựng trên đường Rừng Sác. Cầu An Nghĩa dài 386 m, rộng 13,2 m cho hai làn xe lưu thông (giai đoạn 1), nằm cạnh cầu An Nghĩa cũ đã xuống cấp. Tổng mức đầu tư là 179,6 tỉ đồng. Theo kế hoạch đến ngày 30-6-2010 sẽ đưa cầu An Nghĩa vào sử dụng.
Phóng to |
Hợp long cầu An Nghĩa - Ảnh: Đặng Công Tuấn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận