Phóng to |
Về việc này, ông NGÔ TRUNG HẢI - quyền viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) - cho biết:
- Có lẽ có sự nhầm lẫn về việc nhìn nhận vai trò và vị trí của trung tâm hành chính quốc gia ở đây. Trong tương lai xa, dự kiến một khu vực xung quanh núi Ba Vì sẽ dành để xây dựng trung tâm hành chính quốc gia. Còn nhiều cơ quan đầu não về chính trị và cơ quan lập hiến vẫn ở trung tâm lịch sử Ba Đình.
Lịch sử các nước cũng đã nhiều lần di dời bộ máy quản lý nhà nước tách khỏi trung tâm chính trị bởi vì đó là sự minh bạch cần thiết để quản lý. Di dời các bộ phận quản lý nhà nước cũng là chất xúc tác phát triển các khu vực khác tạo sự cân bằng khu vực và không quá dồn nén các cơ quan chủ chốt quốc gia vào một khu vực.
Khu vực nội ô đang quá tải, muốn có được tiêu chuẩn xanh cần di dời và tập trung các bộ ngành ra khỏi nội ô, dành nhiều chỗ đất còn lại cho phát triển công trình phục vụ công cộng và cây xanh là đúng đắn. Điều này đã được các tư vấn phản biện nước ngoài đánh giá cao.
Chúng tôi xin khẳng định trung tâm đầu não về chính trị và lập hiến vẫn ở Ba Đình. Đây không phải là dời đô vì dời đô thì dời cả Quốc hội và trung tâm đầu não chính trị là Văn phòng Trung ương Đảng, ở đây chỉ là dời bộ máy hành chính, cơ quan quản lý nhà nước mà thôi.
* Có ý kiến cho rằng quy hoạch thành phố ven sông Hồng là mạo hiểm, lan tỏa và nhiều rủi ro, khó thực hiện được. Là một trong những người chịu trách nhiệm trong vấn đề quy hoạch Hà Nội mở rộng, ông thấy thế nào?
- Ai cũng biết là quy hoạch lan tỏa khó thực hiện, chúng ta cần những giải pháp cụ thể và sự quyết tâm của các cấp chính quyền, của các cộng đồng, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề để thực hiện.
Ý kiến đóng góp của các chuyên gia đang mâu thuẫn mà không đưa ra giải pháp.
Một mặt chúng ta muốn có chỉ tiêu xanh bền vững, tức là phải có những biện pháp kiểm soát hiệu quả như kiểm soát dân số, quỹ đất, trong khi đất thì hữu hạn, vậy thì kiểm soát dân số đặt ra là nhiệm vụ nặng nề và cần chính các hiệp hội vào cuộc để phấn đấu.
Quy hoạch sông Hồng đã đưa ra trưng cầu ý dân, có một ban chuyên ngành nghiên cứu, Viện Thủy lợi vào cuộc với các lần trình bày báo cáo khoa học công phu không thể nói là tùy tiện.
Đồ án cũng đã tiếp thu ý kiến của đông đảo nhân dân tiếp thu dự án sông Hồng trên cơ sở chọn lọc và theo phương châm sử dụng cho cây xanh, không gian công cộng và các công trình công cộng tiêu biểu.
* Hội Môi trường xây dựng VN cho rằng “hành lang xanh” và bảo tồn đa dạng sinh học của đồ án quy hoạch này là giả tạo, quy hoạch du lịch là sao chép lại quy hoạch du lịch Hà Nội năm 2001. Ý kiến ông thế nào?
- Khái niệm hành lang đã được nói rõ trong thuyết minh tổng hợp và được nhiều học giả, trong đó có các phản biện quốc tế, hoan nghênh đây là yếu tố nổi trội của đồ án. Không thể có sự giả tạo.
Đồ án đã dùng các chương trình máy tính hiện đại trong đó có GIS để bóc tách các không gian xanh cụ thể, kết hợp với các báo cáo sử dụng đất của bên tài nguyên - môi trường để tổng hợp đất đai, trong đó có bóc tách rõ các loại đất xanh.
Đất nông nghiệp đã được tính toán trong này cụ thể phù hợp với nghị quyết của Đảng về vấn đề tam nông và chiến lược phát triển nông nghiệp của Hà Nội.
Có thể nói đồ án sau khi thi quốc tế đã chứng thực sự nổi trội và được chọn là lý do hành lang xanh này.
Con số thực, sử dụng các phương pháp tính toán hiện đại thì không thể nói hành lang xanh là giả tạo.
Bên cạnh đó, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cũng đã được tính đến rõ ràng, phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, đã tính đến những vành đai bảo vệ rừng như các luật định.
Hà Nội mở rộng sẽ có ba khu bảo vệ đa dạng sinh học chính là vùng Hương Tích - Quan Sơn, vùng núi quốc gia Ba Vì và vùng núi Sóc. Ở đây nói chưa đề cập là không phù hợp.
Kiến nghị chưa thẩm định đồ án quy hoạch chung thủ đô Ngày 27-3, Hội Môi trường xây dựng VN đã có cuộc họp thống nhất ý kiến đề nghị Quốc hội và Chính phủ chưa nên thông qua đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hội Môi trường xây dựng VN cho rằng quy hoạch thủ đô Hà Nội là quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, cần lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo này phải được trình Hội đồng thẩm duyệt môi trường quốc gia thẩm định trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Hội Môi trường xây dựng VN cho rằng việc chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Hòa Lạc, Ba Vì là phủ định ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, là sự “dời đô” lần thứ hai. Việc quy hoạch thành phố sông Hồng là mạo hiểm và rủi ro, việc giảm dân cư ở bốn quận nội thành cũ đến năm 2030 còn 80 vạn người là không khả thi trong khi thực tế hiện nay đã tăng lên gần 1,2 triệu người... Hôm nay (29-3), Thành ủy Hà Nội họp và nghe liên doanh tư vấn quốc tế PPJ và Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) báo cáo đồ án quy hoạch Hà Nội mở rộng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận