Phóng to |
Đưa quan tài vua Lê Dụ Tông xuống huyệt - Ảnh: Hà Đồng |
Lễ hoàn táng do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa và dòng họ Lê tổ chức, với sự tham dự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Trần Chiến Thắng cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa.
Hàng nghìn người đón vua trở về
Phóng to |
Đông đảo nhân dân đến tham dự buổi lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông sáng 25-1 tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng |
Khai quật quách mộ vua Lê Dụ Tông25-1: hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông |
Còn tại làng Bái Trạch, hàng nghìn người dân địa phương đã tề tựu rất đông trong làng, kín cả khoảng đất rộng cắm đầy cờ phướn vừa kịp san ủi và lát gạch trong đêm.
Từ 6g sáng, các lối đi từ đường lớn vào khu vực làng Bái Trạch đều dựng barie từ xa, nhằm hạn chế lượng ôtô và xe máy. Lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực này không một phút nghỉ ngơi để bảo vệ hàng trăm ôtô và hàng ngàn xe máy của người dân gửi từ xa hàng kilômet đi bộ vào làng.
Ông Lê Văn Tam - chủ tịch Hội đồng họ Lê Việt Nam - cho biết: "Quan tài mới của vua Lê Dụ Tông được làm đúng bằng gỗ Ngọc Am (loại gỗ pơmu), theo đúng kích thước, hoa văn cũ, nặng hơn 700kg của Hội đồng họ Lê ở Tây nguyên chuyển ra Hà Nội. Riêng 32 bộ áo của vua cũng được may mới theo đúng màu sắc, hoa văn cũ, do các nghệ nhân hàng đầu thực hiện, được chuyển về từ Hội đồng họ Lê ở Huế... Sau gần 46 năm ở Hà Nội phục vụ nghiên cứu khoa học và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà, đến nay thi hài vua Lê Dụ Tông được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa, con cháu dòng họ Lê Việt Nam, bà con địa phương hoàn táng theo nghi lễ trang trọng, tiết kiệm và thành kính nhất". |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa và dòng họ Lê Việt Nam đã tổ chức nghi lễ hoàn táng này theo nghi thức vừa truyền thống kết hợp với nghi thức hiện hành, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, tôn kính. Lễ nhập quan đức vua được thực hiện tại Hà Nội trước đó.
Việc di quan diễn ra theo hành trình xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, theo đường Láng - Hòa Lạc - đường Hồ Chí Minh vào khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lam Kinh (nơi có phần mộ vua Lê Thái Tổ và nhiều vua triều Lê) rồi đến làng Bái Trạch, xã Xuân Giang. Tại khu di tích Lam Kinh, đoàn đưa thi hài vua Lê Dụ Tông đã dừng lại 10 phút làm lễ yết cáo tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính. Đông đảo bà con nơi đây đã đứng đón đoàn từ rất sớm để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính đức vua.
Các đồ dùng của vua Lê Dụ Tông khi băng hà như: khăn, áo, hoa văn, họa tiết… đều làm theo đúng mẫu nguyên gốc được ghi lại khi khai quật mộ trước đây. Riêng đối với chiếc quách bằng hợp chất, từ khi phát lộ vẫn còn nguyên tại mộ cũ, vừa rồi khai quật đã sửa sang lại đảm bảo chuẩn kỹ thuật, để di hài vua đặt vào đúng chỗ quách ngày xưa, theo đúng nguyện vọng.
Sẽ làm khu lăng mộ
Phóng to |
Đoàn xe đưa thi hài vua Lê Dụ Tông dừng lại ở khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh để làm lễ yết cáo tổ tiên - Ảnh: Hà Đồng |
Đúng 10g30, lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông được tổ chức trọng thể tại khu vực trước kia phát lộ mộ đức vua (khu vườn nhà ông Đỗ Văn Hà, làng Bái Trạch ngày trước). Diễn văn của ông Trần Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch - và của ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - tại buổi lễ đã nêu bật công lao to lớn của vua Lê Dụ Tông đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc; đồng thời nhấn mạnh đến sự kiện phát hiện mộ vua Lê Dụ Tông vào năm 1958 tại làng Bái Trạch, và khai quật mộ, đưa thi hài vua về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 1964 để phục vụ nghiên cứu khoa học.
Đến nay, sau gần 46 năm đóng góp cho ngành khảo cổ học, ngành y học nước nhà, thi hài vua Lê Dụ Tông lại được đưa về hoàn táng tại làng Bái Trạch bằng tất cả lòng thành kính của con cháu đời sau đối với đức vua. Đây là việc làm rất có ý nghĩa về mặt lịch sử, tâm linh, hợp với "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Buổi lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông kết thúc an toàn, thành công lúc 11g ngày 25-1.
Phóng to |
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được đặt xuống quách an toàn - Ảnh: Hà Đồng |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Hải - trưởng Phòng VHTT huyện Thọ Xuân - cho biết: "Toàn bộ khu hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông rộng hơn 5.000m2 sẽ được quy hoạch thành khu lăng mộ đức vua khang trang, kiên cố trong tương lai để con cháu dòng họ Lê và du khách thập phương về tham quan, dâng hương tưởng niệm. Đây sẽ trở thành quần thể di tích lịch sử - văn hóa cùng với khu di tích Lam Kinh, khu di tích đền thờ Lê Hoàn của Thọ Xuân".
Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) húy là Lê Duy Đường, miếu hiệu là Dụ Tông Hòa Hoàng đế, là con trưởng của vua Lê Hy Tông. Đức vua ở ngôi 24 năm (1705-1729) và mất vào tháng giêng năm Tân Hợi (1731). Mộ vua Lê Dụ Tông được phát hiện ngẫu nhiên vào tháng 2-1958 tại khu vườn của gia đình ông Đỗ Văn Hà, ở làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân. Đầu năm 1964, được phép của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), đội khảo cổ thuộc Vụ Bảo tồn - bảo tàng Bộ Văn hóa đã khai quật ngôi mộ và đưa thi hài về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để lưu giữ và nghiên cứu. Ngày 2-4-1964, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các giáo sư, bác sĩ của Trường đại học Y Hà Nội đã mở quan tài vua Lê Dụ Tông trước sự chứng kiến của cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Ủy ban Khoa học nhà nước, Viện Sử học Việt Nam. Từ đó tới nay, thi hài được bảo quản trong kho có môi trường ổn định, phù hợp với điều kiện bảo quản hiện vật hữu cơ nên vẫn được giữ ở tình trạng tốt nhất. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận