03/11/2009 10:11 GMT+7

Miền Trung lại chìm trong biển nước

(Trích mail bạn đọc Nguyễn Văn Doanh)
(Trích mail bạn đọc Nguyễn Văn Doanh)

TTO cập nhật liên tục: Bình Định, Gia Lai: 11 người chết, 2 người mất tích do bão lũ. Mưa rất lớn đã ập xuống Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... Lũ lên nhanh, nhiều làng mạc bị cô lập, người dân kêu cứu. Các tỉnh mất điện trên diện rộng, giao thông ách tắc. Chính quyền gấp rút dùng trực thăng, ca nô cứu hộ.

Miền Trung lại chìm trong biển nước

TTO cập nhật liên tục: Bình Định, Gia Lai: 11 người chết, 2 người mất tích do bão lũ. Mưa rất lớn đã ập xuống Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... Lũ lên nhanh, nhiều làng mạc bị cô lập, người dân kêu cứu. Các tỉnh mất điện trên diện rộng, giao thông ách tắc. Chính quyền gấp rút dùng trực thăng, ca nô cứu hộ. 

* Bình Định, Gia Lai: 11 người chết, 2 người mất tích do bão lũ

Theo thông tin từ Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, đến 16g ngày 3-11, Bình Định có 7 người chết, gồm: Trương Sơn Tùng (38 tuổi, xã Nhơn Hậu, An Nhơn), Phạm Thanh Sơn (46 tuổi, xã Hoài Hải, Hoài Nhơn), Lê Văn Long (80 tuổi, xã Canh Hiển, Vân Canh), Nguyễn Bính (70 tuổi, xã Bình Nghi, Tây Sơn), Võ Công Triết (30 tuổi, xã Nhơn An, An Nhơn), 2 người còn lại chưa xác định rõ danh tính và 2 người mất tích là Hồ Kỳ Thôi (27 tuổi, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), Nguyễn Văn Lộc (30 tuổi, xã Cát Thành, Phù Cát).

127 ngôi nhà bị sụp đổ hoàn toàn, 2.484 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng

ImageView.aspx?ThumbnailID=372577
Di dời bà con bị ngập lũ tại KV 1- P.Đống Đa - Quy Nhơn - Ảnh: B.Trung

Sáng nay, UBND tỉnh Bình Định đã huy động tất cả các lực lượng đến những vùng bị ngập sâu trong lũ, nhất là các huyện Vân Canh, Tuy Phước và TP Quy Nhơn để ứng cứu người dân nhưng do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khu dân cư bị cô lập, lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận được. Do lũ bất ngờ nên người dân không chuẩn bị lương thực, nếu có cũng bị nước lũ cuốn trôi nên hàng ngàn người dân đang đói khát chờ cứu trợ khẩn cấp.

14 giờ chiều 3-11, Quân khu 5 đã điều 2 chiếc trực thăng vào Bình Định để thả mì tôm và nước uống, cứu đói cho những hộ dân nằm trong vùng bị cô lập, đồng thời di dời những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372578
Quốc lộ 1A bị ngập sâu trong lũ - Ảnh: X.Nguyên
ImageView.aspx?ThumbnailID=372579
Lũ dâng cao, ngập nhà dân tại phường Nhơn Bình - Quy Nhơn - Ảnh: X.Nguyên

Do nước lũ dâng cao nên nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 1A bị chia cắt, giao thông bị ách tắc, tuyến đường sắt nhiều đoàn bị nước lũ cuốn trôi nên 4 đoàn tàu (SH1, SE1, SE3, SE7) chạy hướng Bắc-Nam phải nằm lại tại các ga ở Bình Định, có hơn 1.000 hành khách bị mắc kẹt.

Thông tin từ Ban Phòng chống lút bão tỉnh Gia Lai cho biết tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã có người chết, trong đó 3 người tại xã Ia Trok và 1 người tại xã Kim Tân. Theo bà con địa phương, đây là trận lũ lớn nhất trong hơn 30 năm qua.

Sáng 3-11, cảnh tượng kinh hoàng khi Bình Định chìm trong biển nước, hàng ngàn người dân vùng ven sông Hà Thanh, sông Côn ở các huyện Vân Canh, Tuy Phước và vùng ven TP Quy Nhơn như phường Nhơn Bình, Nhơn Phú đã tập trung lên nóc nhà từ 3g sáng 3-11 kêu cứu.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372489
ImageView.aspx?ThumbnailID=372490
Mưa lớn gây ngập nặng nhiều tuyến đường tại Quy Nhơn - Ảnh: P.Phương
ImageView.aspx?ThumbnailID=372491
Khu dân cư KV 1, P.Đống Đa (Quy Nhơn) bị cô lập vì nước lũ - Ảnh: P.Phương

Toàn huyện Tuy Phước chìm trong biển nước, các xã ven sông, ven biển thuộc các huyện Phù Cát, An Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Nhơn hoàn toàn bị chia cắt, cô lập. Nhà cửa bị sập đổ, tài sản, gia súc bị cuốn trôi trong lúc nước lũ dâng cao từng giờ, hiện chưa thống kê được mức độ thiệt hại.

TP Quy Nhơn đã bị cô lập hoàn toàn từ 3g sáng 3-11. Các tuyến đường vào nội thành Quy Nhơn đã bị ngập sâu từ 1- 1,5m. Trời vẫn còn mưa kéo dài. Điện nước bị cúp, các trường học tiếp tục đóng cửa.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372493
ImageView.aspx?ThumbnailID=372494
Rất nhiều cây xanh bị gãy đổ vì mưa lớn và gió - Ảnh: Bạn đọc Trần Trọng Chính

* Phú Yên: điều động máy bay trực thăng và ca nô cứu hộ

Đến 12g trưa nay, toàn tỉnh Phú Yên đã có 14 người chết (trong đó, có 5 người ở huyện Tuy An, 6 người ở huyện Sông Cầu, còn lại là các địa phương khác), 8  người bị thương, hàng chục người bị mất tích, hơn 1500 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372530
ImageView.aspx?ThumbnailID=372531
Nước ngập nhấn chìm hàng trăm nhà dân ở Tuy An và sông cầu - Ảnh: Phi Long

Mực nước các sông đang tiếp tục lên cao kết hợp thủy điện Sông Hinh xả lũ gây ngập và chia cắt nhiều khu dân cư ở thị xã Sông Cầu, các huyện Tuy An, Đồng Xuân, nhiều tuyến giao thông từ TP Tuy Hòa đi các huyện bị ách tắc hoàn toàn.

Trước tình hình nguy cấp của nhiều khu vực thuộc tỉnh Phú Yên, Ban Phòng chống lụt bão trung ương đã quyết định điều động 2 máy bay trực thăng từ TP.HCM và 8 ca nô từ Ninh Thuận ra Phú Yên để tham gia cứu các hộ dân đang bị lũ chia cắt ở hai huyện Tuy An và Đồng Xuân.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372532
ImageView.aspx?ThumbnailID=372533
Cứu hộ người dân. Ảnh Phi Long

Đồng thời, UBND  tỉnh Phú Yên đã có công điện khẩn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố dọc sông Ba phải khẩn cấp sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn trước 14g chiều nay 3-11.

Sáng nay, mưa lớn cũng đã khiến 9 chiếc tàu bị cuốn ra biển, lực lượng cứu hộ biên phòng đã cứu được 7 chiếc, còn 2 chiếc mất tích, trong đó tàu PY81322-TS do ông Đặng Văn Đông ở thôn 5, xã An Ninh Đông làm chủ bị nước lũ cuốn ra biển và bị chìm. Ông Đông đã nhảy khỏi tàu bơi vào bờ nhưng đã bị nước cuốn mất tích.

12g tối 2-11, bão số 11 đã làm vỡ đập Đá Vải - Thị xã Sông Cầu làm 6 người mất tích, hàng trăm ngôi nhà và nhiều vùng trong khu vực chìm trong nước. Mưa lớn và gió mạnh cũng đã khiến rất nhiều trụ điện, cây cối ngã, gây mất điện hoàn toàn trong khu vực (từ 11g trưa ngày 2-11). Đã có 14 nhà bị sập và rất nhiều nhà bị tốc mái. Vùng đê kè ở xã An Hải, huyện Tuy An bị sạc lỡ hơn 3km, khiến rất nhiều hồ tôm của ngư dân bị vỡ hồ, gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất.

Đã có hơn 2.000 người dân ở các vùng ven biển phải sơ tán. Học sinh trong khu vực vẫn chưa thể đến trường và tình trạng này còn có thể kéo dài hết ngày mai (4-11).

Suốt từ tối hôm qua đến giờ mưa trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) không ngớt, tuyến đường độc đạo TL 9 nối liền giữa huyện Khánh Sơn và thị xã Cam Ranh bị nước lũ và sạt lở đất chia cắt. Các xe vận chuyển thực phẩm lên cho chợ Khánh Sơn đều không thể vượt qua. Rất may điện lưới chưa bị cúp.

(Trích mail bạn đọc Nguyễn Văn Doanh)

Sáng ngày 3-11-2009, mưa lớn đã đổ xuống Nha Trang và làm tê liệt hầu hết các tuyến đường trong thành phố.

Lúc này đã là 10g45 mà mưa vẫn không ngưng, nếu mưa còn kéo dài nữa thì Nha Trang đêm nay sẽ ngập lụt toàn bộ. Các cống thoát nước có thể  không đủ lớn để giải phóng một lượng nước mưa nhiều như hôm nay.

(Trích mail bạn đọc Nguyễn Xuân Liêm)

Huyện Đồng Xuân, Phú Yên nằm cách quốc lộ 1A 15 km là một huyện miền núi. Đồng xuân nằm trong 1 thung lũng được vây bởi các dãy núi chung quanh. Tại thời điểm này, 9 giờ 15 phút, 3- 11-2009, mực nước ở Sông cái Đồng Xuân dâng rất cao. Không điện không liên lạc, thiếu cứu hộ. Mong những tin tức này được chuyền đi để mọi người có thể nắm bắt và hỗ trợ được không ...

(Trích mail bạn đọc Trần Công Tố)

* Kontum: lở núi lấp đường

Tính đến 11g ngày 3-11, trên địa bàn tỉnh Kontum đã có 72 căn nhà bị sập và tốc mái, trong đó tại xã Đăk Man, huyện Đăk Glei có 30 căn nhà và trường học Đăk Man; huyện Kon Plông 35 căn và huyện Tu Mơ Rông có 7 căn nhà tại xã Đăk Rơ Ông bị sập và tốc mái.

Huyện Kon Plông và Kon Rẫy cũng đã bị cô lập hoàn toàn khi đèo Vi Ô Lăk từ Quảng Ngãi đi Kontum bị sạt lở nghiêm trọng và cầu phao tại xã Đăk Ruồng nối hai huyện với trung tâm tỉnh lỵ Kontum vì nước lũ dâng cao, buộc phải tháo dỡ để đảm bảo an toàn.

Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: ngoài 35 căn nhà bị sập và tốc mái, một học sinh lớp 5 tại xã Măng Cành bị thương nặng khi mái tôn bay đập vào; các xã Đăk Tăng, Đăk Rin, Đăk Nên, Măng Bút và Ngọc Tem bị ách tắc giao thông hoàn toàn do sạt lở.Tỉnh lộ 673 đoạn Đăk Tả - Ngọk Linh bị núi lở vùi lấp, khiến các xã Mường Hoong, Đăk Choong, Ngọc Linh, xã Xốp… bị cô lập hoàn toàn.

Tại TP Kontum, nước sông Đăk Bla đang lên cao khiến bờ kè dọc bờ sông đã bị ngập, nhiều hộ dân tại P.Quyết Thắng, Lê Lợi, Thống Nhất, Thắng Lợi… đang gấp rút di dời chạy lũ. Hiện trên địa bàn tỉnh trời vẫn tiếp tục mưa và có nguy cơ sạt lở núi.

* Khánh Hòa: Thành phố chìm trong mưa

Từ 22g đêm 2-11, những cơn mưa lớn và kéo dài đã bắt đầu đổ xuống TP.Nha Trang (Khánh Hòa) và kéo dài đến sáng 3-11 vẫn chưa tạnh.

10g sáng 3-11, BCH PCLB tỉnh Khánh Hòa cho biết, toàn tỉnh đã ghi nhận 1 người mất tích, 6 người bị thương, 40 nhà sập, 305 nhà bị tốc mái, 19 tàu thuyền chìm và vỡ; 11 bè nuôi hải sản bị vỡ.

Từ lúc 5g sáng, các tuyến đường ở TP.Nha Trang hầu hết đều bị ngập nặng. Trên các tuyến đường lớn như: Tô Hiến Thành, Thái Nguyên, 23-10, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Thống Nhất, Trần Nhật Duật… hàng ngàn xe máy bị chết máy do nước ngập. Có nơi nước lên cao hơn nửa mét khiến cho nhiều xe máy đi qua bị chết máy. Riêng khu vực Bình Tân đã có nhiều đường ngập hoàn toàn.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372477
ImageView.aspx?ThumbnailID=372478
Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ở Nha Trang bị ngập nặng - Ảnh: Quang Phương

Mặc dù các trường học cho học sinh đi học lại, nhưng nhiều trường phải cho học sinh nghỉ vì mưa ngập. Mưa và trời u ám nên nhiều xe cộ đi lại trong thành phố vẫn phải bật đèn.

Hiện nước đã bắt đầu dâng lên tại khu vực Đồng Muối, đường Phong Châu và khả năng đến chiều hai nơi này sẽ bị chia cắt. Nước cũng đã bắt đầu tràn qua Quốc Lộ 1 A, ngay cây số 5 đường từ Nha Trang đi Thành.

Đề phòng mưa lớn còn kéo dài do hoàn lưu bão và áp thấp phía Bắc đang vào, tỉnh tiếp tục cho xả lũ 2 hồ chứa nước Suối Dầu và Cam Ranh. Chưa ghi nhận tuyến giao thông nào hư hại nặng, gây ách tắc (trừ QL1A, đã chặn xe từ chân phía Nam đèo Cả (trụ sở UBND xã Đại Lãnh) đi hướng đèo Cả ra Phú Yên (theo đề  nghị phối hợp của CSGT tỉnh Phú Yên). Toàn tỉnh vẫn mưa liên tục, cường độ lớn.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372500

Bão đánh sập nhà ở huyện Vạn Ninh (trưa 2-11) - Ảnh: Võ Văn Tạo

Tại huyện phía bắc Vạn Ninh (giáp Phú Yên), nơi tâm bão tàn phá nặng nhất, các xã Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Thắng, thị trấn Vạn Giã bị ngập nặng, nơi sâu nhất 2m. 29 cột điện và điện thoại bị đổ, gãy. Toàn huyện bị cắt điện, trừ trung tâm thị trấn Vạn Giã có điện lại từ 21g ngày 2-11. 15 tàu thuyền chìm và vỡ. Toàn bộ lồng bè hải sản ở thôn đảo Khải Lương bị sóng dập tan nát. 19 nhà dân bi sập hoàn toàn, 219 nhà dân khác và 6 trường học bị tốc mái, 8 trụ sở UBND xã, trạm y tế và công trình khác của Nhà nước bị hư hại.

* Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, nhiều nơi cô lập

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, tính đến 13g30 chiều 3-11, bão số 11 đã làm hơn 20 nhà dân ở huyện miền núi Trà Bồng và Sơn Hà bị hư hại nặng và sập hoàn toàn; nhiều trụ sở cơ quan bị tốc mái, nhiều đê bị sạt lở và các tuyến giao thông miền núi hư hỏng nặng. Tại xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ một trường hợp bị thương nặng trong khi chằng chống nhà cửa.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372503
Lũ đổ về khiến nhiều hơi bị cô lập hoàn toàn - Ảnh: Trà Minh

Lũ lên cao khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng và nhiều địa phương bị chia cắt như tuyến đường từ thành phố về các xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng (thành phố Quảng Ngãi) và Nghĩa Hòa, Nghĩa An, Nghĩa Phú (Tư Nghĩa); Đức Thắng đi Đức Lợi (Mộ Đức). Tuyến quốc lộ 24B từ Sơn Tịnh đi các xã khu đông bị tê liệt hoàn toàn. Huyện Sơn Tây hiện đã bị cô lập do nước lũ đã vượt cầu Sông Rin (Sơn Hà).

Hàng ngàn ngôi nhà ở thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ chìm trong nước; 5 nhà ở xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng bị sập hoàn toàn, 20 nhà dân ở xã Sơn Hải, và trụ sở làm việc của UBND xã Sơn Hải, huyện Sơn Hà bị tốc mái. Tại  huyện miền núi BaTơ, gió bão cũng đã làm tốc mái trường THCS Ba Khâm (xã Ba Khâm).

ImageView.aspx?ThumbnailID=372504
Các xã khu đông huyện Sơn Tịnh bị cô lập do tuyến QL 24B bị ngập sâu trong nước - Ảnh: Trà Minh

Theo ông Lê Viết Chữ - Giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi, nhiều tuyến đường đi các huyện miền núi đã bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt tại km 67 quốc lộ 24 km67 đi KonTum bị sạt lở nhiều đoạn với khối lượng rất lớn. Hiện hệ thống thông tin liên lạc cũng như điện chiếu sáng của huyện bị mất từ chiều ngày 2-11.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, ông Lê Nhân, phó giám đốc Sở giao thông vận tải Quảng Ngãi cho biết Sở đã huy động các phương tiện cơ giới và nhân lực tập trung khai thông, giải tỏa thông xe tạm thời trên tuyến đường vào lúc 10g sáng nay

Hiện tại, trời vẫn còn tiếp tục mưa to, khả năng núi tiếp tục sạt lở gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này là rất lớn.

* Đắc Lắc: hồ thủy điện bắt đầu xả lũ

Tin từ ban Phòng chống bão lụt và Giảm nhẹ thiên tai Đắc Lắc cho biết, tính đến sáng ngày 3-10, trên toàn tỉnh đã có gần 300 nhà dân và các cơ quan công sở bị sập, tốc mái tập trung nặng nhất ở 4 huyện là Krông Búc, thị xã Buôn Hồ, Ea Kar và M’Đrắc. Gió và mưa lớn trong đêm 2-10 cũng đã làm hệ thống đường điện tại và hàng ngàn cây gối gãy đổ, đến sáng 3-10 vẫn chưa khắc phục được.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372540
Cây me với đường kính gần 2m trong khuôn viên Khách sạn Cao Nguyên (đường Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột) đã làm hai xe tô tô bị hư hại nặng - Ảnh: T.B.D

Hiện tại, các hồ chứa nước lớn tại các huyện đã vượt tràn. Các hồ thuỷ điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah và các hồ chứa nước Ea Súp thượng, hồ Buôn Joong, hồ EaKao… đã bắt đầu tiến hành xả lũ.

 Hủy 5 chuyến tàu Thống Nhất trong ngày 3-11

Theo TTXVN, Ngày 3-11, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quyết định hủy 5 chuyến tàu Thống Nhất chạy trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, bao gồm các tàu mang số hiệu SE1, SE2, SE6, SE8, TN2. Tại ga Sài Gòn, 1 chuyến tàu Thống Nhất cũng chỉ chạy từ Sài Gòn đến ga Tuy Hòa rồi quay ngược lại.

Theo ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng Ban Kinh doanh vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do nhiều tuyến đường từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Bình Thuận bị sạt lở, gãy đổ nên từ 20g30 đêm 2-11, ngành đường sắt đã phong tỏa khu đoạn đường sắt từ Vân Canh đến Hòa Đa.

Đến trưa nay 3-11, đoạn đường sắt từ Nha Trang đến Tân Vinh và Phước Lãnh đã có 19 điểm bị ngập, sạt lở và trôi đá, nguy hiểm nhất có chỗ ngập sâu tới 5,5 m. Khu vực Bình Định đến Bình Thuận mưa, bão quật đổ nhiều cột trụ đường dây thông tin đường sắt, làm mất thông tin điều độ chạy tàu và thông tin liên lạc trên đường dây trần giữa các ga khu vực từ Đại Lãnh đến Diêu Trì.

Hiện, ngành đường sắt huy động tất cả vật tư, thiết bị và lực lượng cán bộ công nhân viên của các Công ty quản lý đường sắt trong khu vực ảnh hưởng của bão nhằm khôi phục tuyến đường nhanh nhất.

* Giành giật với dòng nước lũ để…vớt củi

Đến sáng 3-11, mực nước trên các sông Trà Khúc cao hơn mức báo động 3 1,6 m, sông Vệ tại trạm sông Vệ trên mức báo động 3: 1,4m. Đến 6g sáng ngày 3-11, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức di dời, sơ tán được 960 hộ với 4.307 nhân khẩu tại các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, huyện đảo Lý Sơn nhân khẩu di dời khỏi vùng sạt lở ven sông, sạt lở núi, vùng đe doạ bởi triều cường đến nơi ở an toàn.

Mặc dù UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo các địa phương trong tỉnh cấm người dân ra sông vớt củi trong lúc mực nước lũ đang dâng cao thế nhưng ngay từ sáng sớm 3-11, hàng trăm người dân ở TP.Quảng Ngãi vẫn bất chấp nguy hiểm đến tính mạng ra sông Trà Khúc giành giật với dòng nước lũ chảy xiết để vớt củi. Điều đáng nói là năm nào cũng vậy, tỉnh Quảng Ngãi cũng có người chết do bất chấp nguy hiểm ra sông, suối vớt củi vào mùa lũ.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372481
ImageView.aspx?ThumbnailID=372482
Người dân mạo hiểm vớt củi trên sông Trà Khúc trong dòng nước lũ chảy xiết - Ảnh: Minh Thu

MINH THU

* Lũ các sông Nam Trung Bộ đạt đỉnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đang lên nhanh, riêng các sông ở Quảng Ngãi đến Phú Yên và Gia Lai đang ở mức rất cao.

Dự báo trưa, chiều nay (3-11), lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có khả năng đạt đỉnh; các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Gia Lai tiếp tục lên và đến tối nay ở mức như sau:

• Tại Ái Nghĩa đạt đỉnh là 8,2m (trên BĐ2: 0,5m); • Tại Câu Lâu lên mức 3,1m (ở mức BĐ2); • Tại Trà Khúc đạt đỉnh: 7,2m (trên BĐ3: 1,5m); • Tại Sông Vệ đạt đỉnh: 5,4m (trên BĐ3: 1,3m); • Tại Bồng Sơn lên mức 8,5m (trên mức BĐ3: 0,5m); • Tại Thạnh Hòa lên mức: 9,0m (trên BĐ3: 1,5m); • Tại Ayunpa lên mức 158,5m (trên BĐ3: 3,5m) • Tại Củng Sơn lên mức 36,0m (trên BĐ3: 2,5m); • Tại Phú Lâm lên mức 4,3m (trên BĐ3: 1,1m); • Tại Ninh Hòa lên mức 5,5m (trên BĐ3: 0,5m); • Tại Đồng Trăng lên mức 10,0m (ở mức BĐ3); • Tại Kon Tum lên mức 521,0m, (dưới BĐ3: 0,5m); • Các sông ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và Đăk Lắc lên mức BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Cần đề phòng lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận, Gia Lai và Đắc Lắc.

Nhóm PV - CTV TTO

(Trích mail bạn đọc Nguyễn Văn Doanh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên