05/06/2009 22:24 GMT+7

CSGT mặc thường phục: Tuyệt đối không được lạm dụng

Bộ trưởng Lê Hồng Anh
Bộ trưởng Lê Hồng Anh

TT - Nhiều bạn đọc tiếp tục thắc mắc xung quanh quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được mặc thường phục khi thi hành nhiệm vụ, mặc dù đại diện lực lượng CSGT đã có giải thích về quy định nêu trên. Bên lề kỳ họp Quốc hội, đại tướng Lê Hồng Anh (ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an) nói rõ hơn về quy định này:

* Nếu xét thấy có những điểm chưa phù hợp, sẽ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi

uLgwaHZl.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh - Ảnh: Việt Dũng
TT - Nhiều bạn đọc tiếp tục thắc mắc xung quanh quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được mặc thường phục khi thi hành nhiệm vụ, mặc dù đại diện lực lượng CSGT đã có giải thích về quy định nêu trên. Bên lề kỳ họp Quốc hội, đại tướng Lê Hồng Anh (ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Công an) nói rõ hơn về quy định này:

CSGT được mặc thường phục trong khi làm nhiệm vụ“Cảnh sát giao thông mặc thường phục” quyền hạn đến đâu?Cảnh sát giao thông mặc thường phục: Nhiều câu hỏi đặt raCảnh sát giao thông mặc thường phục: Làm sao biết đang thi hành công vụ?CSGT mặc thường phục không được dừng xe, xử lý vi phạm

- Theo thông tư số 27 của Bộ Công an, việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang (mặc thường phục) được thực hiện trong hai trường hợp cụ thể và phải tuân thủ các quy định của ngành, tuyệt đối không được lạm dụng.

+ Thứ nhất, khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (trường hợp này phải có phương án, kế hoạch được trưởng phòng CSGT hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt).

+ Thứ hai, để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp. Trong trường hợp này phải có phương án, kế hoạch được cục trưởng Cục CSGT đường bộ-đường sắt hoặc giám đốc công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

“Bộ Công an quy định CSGT mặc thường phục không được dừng xe để kiểm soát và xử lý vi phạm, nên đây không phải là kẽ hở để tội phạm có thể lợi dụng. Chỉ lực lượng công khai mới được dừng xe, xử lý vi phạm theo quy định.

Do vậy trong trường hợp người dân bị người mặc thường phục xưng danh là CSGT đang hóa trang làm nhiệm vụ thì có quyền yêu cầu cho xem chứng minh công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân để xác định thật, giả. Khi thấy biểu hiện nghi vấn, người dân có thể yêu cầu được về cơ quan công an hoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết”.

Như vậy, chỉ có tổ tuần tra, kiểm soát mới được sử dụng hình thức công khai kết hợp với hóa trang và CSGT mặc thường phục không được dừng xe kiểm soát và xử lý vi phạm, mà chỉ giúp nâng cao khả năng phát hiện vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Do vậy loại trừ được kẽ hở để tội phạm lợi dụng; đồng thời còn phù hợp với quy định của pháp luật chỉ có lực lượng chức năng công khai mới được quyền dừng xe để kiểm soát và xử lý vi phạm.

* Vì sao ngành công an lại cho phép CSGT mặc thường phục khi thi hành công vụ, trong khi thông thường sắc phục của ngành sẽ tạo thuận lợi cho chính hoạt động của ngành, giúp người dân dễ dàng phân biệt được người đang thực hiện nhiệm vụ được phân công với người bình thường?

- Thông tư số 27 của Bộ Công an quy định tổ tuần tra, kiểm soát được bố trí một số CSGT hóa trang nhằm nâng cao việc phát hiện vi phạm trật tự an toàn giao thông để cho CSGT công khai xử lý theo quy định. Do vậy CSGT mặc thường phục (hóa trang) phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định và kế hoạch kiểm soát đã được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đảm bảo bí mật không để người dân dễ dàng phân biệt được người đang thi hành nhiệm vụ với người bình thường.

* Trước nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề cho CSGT mặc thường phục, theo bộ trưởng, có nên xem xét, nghiên cứu lại quy định này cho phù hợp thực tế và với nguyện vọng của người dân hơn?

- Bộ Công an quy định: tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang (một số CSGT mặc thường phục), quy định này đã được nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Bộ Công an sẽ chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng CSGT thực hiện quy trình một cách cụ thể, chặt chẽ, đúng quy định, đúng đối tượng và trong trường hợp đặc biệt, khẩn cấp. Sau một thời gian thực hiện, chúng tôi sẽ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm. Khi đó nếu xét thấy có những điểm chưa phù hợp, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn để đảm bảo hoạt động của lực lượng CSGT tuân thủ đúng quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

“Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ, chiến sĩ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:

- Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

- Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy chứng minh công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân (trong trường hợp chưa đổi giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân thành giấy chứng minh công an nhân dân) để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật”.

Bộ trưởng Lê Hồng Anh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên