Phóng to |
Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Dừng việc lấy mẫu máu để đo độ cồn của CSGT Đồng NaiBắt đầu kiểm tra nồng độ cồn người lái xe
* Xin ông cho biết việc thực hiện biện pháp kiểm tra như trên có được pháp luật quy định hay không?
- Tại điều 8 (khoản 8) Luật giao thông đường bộ năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng”.
Theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, CSGT được quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiệp vụ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) để phát hiện vi phạm. Tại điều 5 quyết định số 238/2006/QĐ-TTg ngày 24-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự ATGT thì máy đo nồng độ cồn là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật mà lực lượng cảnh sát được sử dụng.
Việc tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép trước, trong và sau Tết Nguyên đán là chủ trương chỉ đạo của Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ Công an nhằm giữ gìn trật tự ATGT, đảm bảo tính mạng người tham gia giao thông, giảm số vụ tai nạn và số người chết và bị thương do tai nạn giao thông gây ra. Công an Đồng Nai xuất phát từ chủ trương trên nên thực hiện nhiều biện pháp tăng cường xử lý các vi phạm về trật tự ATGT, trong đó có việc kiểm tra người sử dụng rượu, bia quá mức cho phép.
Việc thực hiện lấy mẫu máu để xét nghiệm nồng độ cồn trong máy của CSGT Đồng Nai và ngành y tế dựa trên cơ sở pháp luật quy định tại Luật giao thông đường bộ 2001. Để thực hiện kiểm tra người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia quá mức quy định hay không, luật quy định đo nồng độ cồn trong khí thở và nồng độ cồn trong máu như đã trích dẫn tại điều 8.
* Như vậy, CSGT Đồng Nai lấy mẫu máu kiểm tra như trên lần đầu tiên được thực hiện tại VN có phải là việc vận dụng linh hoạt các quy định của luật hay không? Cục CSGT có định triển khai rộng việc lấy mẫu máu để kiểm tra như thế này?
- Thực tế kiểm tra, xử lý vi phạm đối với người điều khiển xe có sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định còn rất khó khăn. Nhiều người vi phạm không hợp tác khi CSGT yêu cầu thổi để thử nồng độ cồn, một số trường hợp uống rượu, bia quá say không thực hiện được việc thử nồng độ cồn, thậm chí còn lăng mạ, chống lại người thi hành công vụ nên việc xử lý hành vi này còn nhiều khó khăn. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn trong máu bằng phương pháp xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất cho việc xử lý vi phạm.
Đây là vấn đề mới tại VN, lần đầu tiên được thực hiện nên có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó Đồng Nai khi thực hiện thí điểm cũng gặp khó khăn. Theo tôi, đề nghị các cơ quan chức năng và nhân dân ủng hộ để việc thí điểm trên thành công, đảm bảo trật tự ATGT, giảm số vụ tai nạn và thương vong đối với người tham gia giao thông, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
* Được biết, Luật giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 quy định chặt chẽ hơn về vi phạm trong sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, ông có thể nêu rõ các quy định này?
- Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1-7-2009) có quy định chặt chẽ hơn, cụ thể là nghiêm cấm người điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Hiện nay C26 đang tham mưu cho Bộ Công an ban hành các văn bản pháp luật để cụ thể hóa việc kiểm tra, xử lý các vi phạm đã được quy định tại Luật giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, các phương pháp kiểm tra nồng độ cồn trong máu là một nội dung đang được C26 nghiên cứu, thí điểm để thống nhất trên toàn quốc.
Không nên thực hiện lấy mẫu máu kiểm tra độ cồn đại trà Trao đổi với Tuổi Trẻ, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lý Ngọc Kính cho rằng biện pháp này chỉ nên thực hiện trong những trường hợp đã gây thiệt hại và cần xác định nồng độ cồn trong máu để chứng minh. Với các trường hợp cần kiểm tra còn lại, nên sử dụng máy đo độ cồn trong hơi thở. Theo ông Kính, các cơ quan chức năng đã có văn bản lấy ý kiến Bộ Y tế về phương pháp xác định độ cồn với các trường hợp uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, Bộ Y tế đã giới thiệu hai biện pháp lấy mẫu máu để xác định và sử dụng máy đo độ cồn. Trong hai phương pháp này, lấy mẫu máu để xác định độ cồn có tỉ lệ chính xác cao hơn nhưng không nên áp dụng đại trà vì nhiều lý do, trong đó có lo ngại về khả năng vô khuẩn, vô trùng, chưa kể nhiều trường hợp sợ máu có thể tụt huyết áp, ngất xỉu khi bị lấy máu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận