* Bộ Y tế xin dừng để chờ chỉ đạo
Phóng to |
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang đã trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 29-10.
Phóng to |
Ông Nguyễn Huy Quang |
- Việc Bộ Y tế ban hành quyết định 33 và 34 kể trên là dựa trên cơ sở nghị quyết 32 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách giảm ùn tắc và tai nạn giao thông ngày 15-6-2007. Trong đó Bộ Y tế được giao bổ sung, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện cơ giới, quy định hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe lái xe thay thế các quy định hiện hành không phù hợp. Nhưng ngày 24-10-2008, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đã có công văn cho rằng Bộ Y tế phải đình chỉ ngay việc lưu hành, tạm ngưng hiệu lực áp dụng vì Bộ Y tế tự ban hành quyết định 33 và 34 là không đúng thẩm quyền.
Lý do không đúng thẩm quyền được căn cứ vào điều 55 Luật giao thông, quy định “người lái xe phải có sức khỏe phù hợp từng loại xe, công dụng của xe. Giao Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ Y tế tiêu chuẩn người lái xe”. Điều đó có nghĩa Bộ Giao thông vận tải là đơn vị chủ trì trong việc xây dựng quy định này.
Phóng to |
Khám sức khỏe để thi lấy bằng lái xe - Ảnh: H.T.Vân |
* Vì sao luật đã định như trên mà Bộ Y tế lại ban hành quyết định một cách trái luật, dẫn đến những bức xúc trong dư luận như thời gian qua?
- Thực hiện theo điều 55 Luật giao thông đường bộ thì trái ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết 32, mà nếu thực hiện theo nghị quyết 32 thì trái với tinh thần điều 55 Luật giao thông đường bộ. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Bộ Y tế đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Trước mắt để giải quyết bức xúc của dư luận, Bộ Y tế cho dừng thực hiện quyết định 33 và 34, chờ ý kiến Thủ tướng cái nào đúng cái nào sai.
* Thưa ông, những tiêu chuẩn sức khỏe lái xe vừa đề nghị tạm dừng thực hiện về cơ bản không khác với tiêu chuẩn sức khỏe lái xe hiện hành. Quy định này cũng do Bộ Y tế ban hành năm 2001. Như vậy, nếu sai thì từ năm 2001 đã sai rồi?
- Từ 1962, Thủ tướng Chính phủ đã có điều lệ về lái xe, trong đó có tiêu chuẩn sức khỏe, quy định về chiều cao, cân nặng lái xe. Năm 2001, Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn mới và mới đây là quyết định 33, 34, về cơ bản vẫn giữ các tiêu chuẩn sức khỏe như cũ. Vấn đề về tiêu chuẩn sức khỏe từ trước đến nay đều giao Bộ Y tế hết, Bộ Giao thông vận tải ban hành những tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật đường bộ, ôtô...
* Vấn đề chiều cao, cân nặng trong tiêu chuẩn sức khỏe lái xe là vấn đề gây bức xúc nhất trong thời gian qua, Bộ Y tế đã dựa trên những cơ sở khoa học nào để ban hành?
- Tôi xin lỗi là có một số vấn đề chuyên môn do ban soạn thảo xây dựng. Nhưng theo quan điểm của tôi, với người như tôi cao 1,61m nếu đi chiếc xe LX 125 bình thường thì được, nhưng lên dốc là phải với. Tôi cho rằng phải có những giới hạn về điều này nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
* Như ông nói cơ bản các tiêu chuẩn sức khỏe vừa bị tạm dừng không khác mấy so với những tiêu chuẩn hiện hành, bảy năm thực hiện chưa thấy khó khăn gì, nhưng phản hồi từ người dân thời gian qua cho thấy rất nhiều người không đạt tiêu chuẩn đã được cấp bằng lái. Theo ông, việc triển khai khám sức khỏe lái xe như vậy đã đảm bảo tính minh bạch?
- Cái này nên hỏi Cục Quản lý khám chữa bệnh!
Toàn văn quyết định “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới” và biểu mẫu giấy chứng nhận sức khỏe của Bộ Y tế.Mọi người đều có quyền bình đẳng"Ngực lép" không được lái xe trên 50 cc!Sự phân biệt đối xử vô tình!Người dưới 40kg và dưới 1,45m không được cấp bằng lái: Chỉ áp dụng cho trường hợp cấp mớiQuyền đi lạiChiều cao, cân nặng không đủ yêu cầu: không được đi xe máyThấp bé, nhẹ cân, ngực lép... bỗng dưng muốn khóc! Muốn lái xe, phải qua 83 “ải” tiêu chuẩn!Tìm đâu ngực nở, chân dài! Tiêu chuẩn sức khỏe là cần thiết, nhưng...Bộ tư pháp: Quy định của Bộ Y tế không đúng thẩm quyền 83 tiêu chí làm khó hàng triệu người
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận