18/08/2008 10:02 GMT+7

Hầm Thủ Thiêm: Cả 4 đốt đều nứt

Khắc phục bằng cách nào?
Khắc phục bằng cách nào?

Bốn đốt hầm Thủ Thiêm đã được đúc xong chờ ngày lắp ghép thành hầm dài nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn. Tuy nhiên, trên cả 4 đều xuất hiện vết nứt. Một số vị trí, các vết nứt này ngày càng xuất hiện nhiều, dài hơn, rộng hơn.

UsBFfub2.jpgPhóng to

Đốt hầm Thủ Thiêm được đúc ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Ảnh: Mai Vọng

Bốn đốt hầm Thủ Thiêm đã được đúc xong chờ ngày lắp ghép thành hầm dài nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn. Tuy nhiên, trên cả 4 đều xuất hiện vết nứt. Một số vị trí, các vết nứt này ngày càng xuất hiện nhiều, dài hơn, rộng hơn.

Hầm Thủ Thiêm sắp nối đôi bờ sông Sài GònChuẩn bị lắp các đốt hầm Thủ ThiêmĐạt khối lượng thi công trên 70%Tháng 8, lắp đặt hầm Thủ ThiêmCon đường đẹp nhất TP.HCM

Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn nằm trong dự án đại lộ Đông - Tây (dài gần 22 km, tổng trị giá 9.800 tỉ đồng). Hầm có chiều dài 1.490m, đoạn hầm dìm dưới sông dài 370m chia làm 4 đốt hầm (kích thước mỗi đốt dài 92,4m, rộng 33,2m, cao 9m; độ dày bản đáy và nắp 1,5m, vách hai bên dày 1m, tất cả bằng bê tông cốt thép).

Hạng mục hầm ngầm và đường dẫn hầm Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Obayashi Corporation thi công, đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản. Ngày 13-9-2007, đơn vị thi công đã đổ mẻ bê tông đầu tiên đúc đốt hầm này. Đến tháng 6-2008, cả 4 đốt hầm đã được đúc xong tại bãi đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Cả 4 đốt hầm đều nứt

Tháng 5-2008, khi việc đúc các đốt hầm đã gần hoàn tất, trong một bản báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình đại lộ Đông - Tây, chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng (gọi tắt là Hội đồng nghiệm thu nhà nước) đã nêu lên những con số đáng lo ngại về hàng loạt vết nứt ở các đốt hầm Thủ Thiêm. Qua kiểm tra thực tế, các chuyên gia phát hiện: cả 4 đốt hầm dìm đều xuất hiện nhiều vết nứt trên tường và bản nắp.

cCy11N5c.jpgPhóng to
Vị trí các đốt hầm Thủ Thiêm

Các vết nứt ở thành tường thẳng đứng kéo dài từ 2m - 3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt rộng đến 1 mm (trong khi đó, theo tiêu chuẩn JSCE 2002 do nhà thầu Obayashi đưa ra thì mức độ bề rộng vết nứt cho phép đối với hầm là dưới 0,28 mm). Bề sâu vết nứt chưa xác định cụ thể do cơ quan kiểm định đang tiến hành đo đạc. Các vết nứt cũng xuất hiện ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bê tông của mỗi đốt hầm. Các vết nứt này thẳng đứng kéo dài gần như hết chiều cao đốt hầm, bề rộng vết nứt đến 0,3 mm.

Đáng chú ý, báo cáo của các chuyên gia Hội đồng nghiệm thu có đoạn: "Các vết nứt ngang, dọc, xiên trên bề mặt bê tông hầm dìm làm ngấm dột nước mưa trên nóc đã làm suy giảm cường độ khối bê tông và ảnh hưởng tới khả năng chịu lực cũng như tuổi thọ công trình. Cơ quan thường trực hội đồng đã có văn bản yêu cầu về việc xử lý và khắc phục ngay các vết

Hầm hở chữ U tiếp tục lún 10 mm/tháng

Đối với hầm hở chữ U (hầm dẫn xuống hầm kín - là 4 đốt hầm đang xảy ra các vết nứt nói trên), công văn số 2531 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM ngày 8-8 gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước nêu rõ: "Quá trình lún kết cấu hình chữ U đã xuất hiện liên tục trong một vài tháng sau khi đổ bê tông và đã dừng lại vào giữa tháng 5-2007. Tuy nhiên, khi tháo khung vây bằng cọc ván thép thì xảy ra lún lần 2 và lún tiếp tục xuất hiện với tốc độ 10 mm/tháng"

nứt này từ tháng 11-2007 nhưng Ban quản lý dự án và các nhà thầu chưa nghiêm túc tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiện tượng bê tông hầm dìm bị nứt. Các giải trình trước đây của chủ đầu tư và nhà thầu về sự xuất hiện của các vết nứt bê tông hầm dìm là chưa thỏa đáng".

Vấn đề nghiêm trọng

Đầu tháng 7-2008, chúng tôi đã có bài viết nêu lên những lo ngại về vết nứt ở 4 đốt hầm của hầm Thủ Thiêm đang được đúc ở Đồng Nai. Khi đó, ông Đào Xuân Ngọc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, khẳng định: "Những vết sâu thì bơm, tiêm; những vết cạn thì quét bằng phụ gia chuyên dụng. Sau này, hầm sẽ được căng cáp và theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi căng cáp thì các vết này sẽ mất đi". Một số cán bộ trong Ban quản lý dự án thì khẳng định trên báo chí, đó chỉ là những vết rạn chân chim, không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, theo công văn số 2421 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM ký ngày 31-7 gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước thì vấn đề không hề đơn giản như ông Ngọc và một số cán bộ của Ban quản lý dự án từng nói. Trong phần Quan trắc theo dõi sự phát triển của vết nứt, công văn số 2421 nêu rõ: "Kết quả quan trắc trên 4 khối của đốt 1 cho thấy: vết nứt có tăng lên về số lượng, chiều rộng và chiều dài. Dự báo đối với các đốt khác vết nứt cũng phát triển tương tự theo thời gian và vị trí".

Công văn này cũng dẫn ý kiến của tư vấn PCI cho rằng: tình trạng xảy ra của các vết nứt ở tường bên và bản đỉnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của bê tông trong tương lai. Nhà thầu chưa đánh giá đầy đủ đến khả năng chịu tải của đốt hầm sau khi dìm, đắp trả và khai thác vận hành.

Vì vậy, tư vấn không thể đánh giá được độ bền vào thời điểm hiện tại nếu không có biện pháp sửa chữa thích hợp. Tư vấn PCI cũng lo ngại có nhiều vết nứt ở bản đỉnh có hiện tượng thấm nước khi trời mưa. Theo thời gian, nước sẽ ăn mòn lớp cốt thép và gây ra sự phân tầng lớp bê tông bảo vệ, mảng bê tông đáy bản đỉnh bị tách ra có thể rơi xuống các phương tiện đang lưu thông.

Afl8TJmU.jpgPhóng to
Dầm bê tông sau khi bơm vào đốt hầm số 4
Nhà thầu Obayashi và tư vấn PCI đang đưa ra những phương án khắc phục vết nứt nhưng giữa hai đơn vị này cũng đang có những bất đồng.

Văn bản số 2421 của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM gửi Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng đã dẫn ra các phương án xử lý vết nứt của nhà thầu, tư vấn và quan điểm của Ban quản lý dự án:

Nhà thầu Obayashi đề xuất biện pháp sửa chữa: đối với chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,1 mm thì không cần phải sửa chữa. Đối với chiều rộng vết nứt từ 0,1 mm đến 0,2 mm: phủ keo Epoxy lên bề mặt vết nứt bằng loại vật liệu chuyên dụng... Đối với mặt ngoài của đốt hầm: sẽ được kiểm tra hình dạng vết nứt để sửa chữa trước khi phun chống thấm bên ngoài theo thiết kế. Đối với mặt trong của đốt hầm dìm: sẽ kiểm tra sửa chữa sau khi đánh dìm và đắp trả. Nhà thầu cho rằng: việc sửa chữa vết nứt trước hoặc sau khi căng kéo cáp đều chấp nhận được vì việc căng kéo cáp ảnh hưởng rất nhỏ đến chiều rộng vết nứt.

Phía tư vấn PCI cho rằng phương án xử lý của nhà thầu đối với vết nứt ở tường bên và bản đỉnh không phù hợp, bởi lựa chọn các vết nứt để sửa chữa không chỉ căn cứ vào sự thay đổi của lớp bê tông bảo vệ và chiều rộng vết nứt mà còn có các yếu tố khác như chức năng, tầm quan trọng, tuổi thọ và mục đích của kết cấu.

Hơn nữa, các đốt hầm đang trong giai đoạn thi công, tải trọng hiện tại là tải trọng tĩnh, sau khi hoàn thành cấu kiện còn phải làm việc trong điều kiện vận chuyển, đánh dìm, đắp trả và vận hành... Mục đích của việc căng kéo cáp là để tăng độ kín nước, khả năng chịu tải dọc trục, chịu được tải trọng lớn do đắp trả, quá trình trầm tích hoặc do lún lệch... Do đó, công tác bơm keo Epoxy cần phải được tiến hành trước khi căng kéo cáp và biện pháp hàn kín phải được làm sau khi căng kéo cáp.

Trong quá trình kiểm định chất lượng các đốt hầm, phía Ban quản lý dự án đã cho mời Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) tham gia với tư cách là một cơ quan tư vấn độc lập để tham mưu giúp Ban quản lý dự án. Do nhà thầu thi công để xảy ra nhiều vết nứt trên các đốt hầm thì nhà thầu phải chịu hoàn toàn chi phí để khắc phục, kể cả chi phí cho tư vấn và tư vấn độc lập do chủ đầu tư yêu cầu. Tuy nhiên, nhà thầu Obayashi đã từ chối thanh toán cho Quatest 3.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, Ban này đồng ý với đánh giá và đề xuất biện pháp sửa chữa của tư vấn PCI. Nhà thầu Obayashi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, tiến độ theo điều khoản hợp đồng kể cả việc chi phí cho sửa chữa, cho tư vấn và tư vấn độc lập.

Khắc phục bằng cách nào?
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên