Phóng to |
Đông đảo bà con đến viếng chú Sáu Dân - Ảnh: T.T.D. |
Phim tài liệu: Ánh sáng tình ngườiXem Video: Thời sự VTV 13-6Lễ tang nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt bắt đầuSáng mãi nụ cười Võ Văn KiệtKhông ai chọn cửa mà sinh ra!Một lời đưa tiễnChú Sáu Dân đã ra điNguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trầnTrái tim Võ Văn Kiệt vẫn đập mạnh trong mạch sống dân tộc! (*)Ký ức về Võ Văn KiệtGiã biệt người đội viên danh dự của tuổi trẻ
16 giờ ngày 13-6, trời Sài Gòn đột ngột đổ mưa tầm tã. Dòng người đổ về hội trường Thống Nhất viếng linh cữu nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt - chú Sáu Dân - dài dằng dặc trong mưa. Chú Sáu được đưa về đây lúc 10g30 từ Bệnh viện Thống Nhất.
Đại sảnh hội trường Thống Nhất như ấm cúng hơn khi hàng trăm người về viếng chú Sáu Dân chiều nay là bà con thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân hữu; những đồng sự, cộng sự của chú qua các thời kỳ... Ai cũng đau buồn, ai cũng tiếc thương và ai cũng chào nhau bằng câu chia sẻ: "Chú ra đi đột ngột quá, đau quá, tiếc quá!". Những cái nắm tay nhau rất chặt làm chúng tôi nhớ cái nắm tay của chú Sáu Dân mỗi khi gặp chú.
Tràn ngập tiếc thương
Phóng to |
Gia đình nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đội quân danh dự làm lễ di quan từ Bệnh viện Thống Nhất về Hội trường Thống Nhất ngày 13-6 - Ảnh: T.T.D. |
Không có nhiều nước mắt, chỉ tràn ngập sự tiếc thương. Chưa kịp vào khuôn viên dinh Thống Nhất, trên lề đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đạo diễn Lê Văn Duy ray rứt: "Anh Sáu đi khi bộ phim tài liệu chúng tôi làm về anh vẫn còn dang dở, mới làm được ba tập phim. Tập đầu giới thiệu thời gian anh ở TP.HCM. Tập hai nói về tình cảm của anh đối với đồng bào Hà Nội và Tây Bắc. Tập ba về miền Tây - quê hương anh. Tập bốn dự định sẽ thực hiện những thành công lớn mang dấu ấn trong từng giai đoạn của anh. Nhưng, không còn kịp nữa...".
Ông Duy nói: "Anh Sáu hay mời anh em đến nhà dùng cơm, động viên, gợi ý cho anh em nghệ sĩ sáng tác. Ít ai biết bài hát được nhiều người yêu thích Em còn nhớ hay em đã quên của Trịnh Công Sơn do anh Sáu gợi ý sáng tác để kêu gọi trí thức ở lại vì thời ấy có nhiều trí thức bỏ TP ra đi".
Trước đó vào buổi sáng, ở Bệnh viện Thống Nhất, nhiều người đã đến viếng khi khâm liệm chú. Ông Năm Nghị (Phạm Chánh Trực, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM) bồi hồi: "Cuộc đời chú Sáu Dân là cuộc đời lo cho dân, cho nước. Ông làm được nhiều việc vì việc nào ông làm cũng với một động lực duy nhất: cho dân, cho nước".
Phóng to | |
Đông đảo bà con viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong niềm xúc động - Ảnh: T.T.D |
Ông Năm Nghị tự hào là người được làm việc với chú Sáu từ năm 1963, khi chú là bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, còn ông Năm Nghị trong cánh Ban cán sự sinh viên học sinh đấu tranh. Ông Năm Nghị nói rất nhiều thanh niên thế hệ ông và sau này đã sống có sự tác động rất mạnh mẽ của một người mang tên Võ Văn Kiệt.
Trong tâm tưởng bà con
Buổi sáng, khi chú còn nằm ở Bệnh viện Thống Nhất, bên ngoài sân chúng tôi gặp một đoàn những ông bà cụ hom hem, chân run, lưng còng, người áo bà ba trắng, người áo sơmi đen còn nguyên những nếp gấp vuốt cứng. Các ông bà dắt nhau qua những lối đi quanh co, tay nắm chặt và gọi nhau í ới "Coi chừng lạc!". Đến dãy ghế đá, mọi người mới buông tay nhau ra, ngồi xuống thở dốc và rút khăn tay chấm nước mắt.
Hỏi mới biết đây là em họ gọi chú Sáu Dân bằng anh, cháu gọi ông Sáu Dân bằng chú, cháu gọi bằng ông... Người thì được xe đón từ Vũng Liêm lên chiều qua, người thì đón xe đò từ 1g sáng. Mọi người lau nước mắt rồi bảo nhau: "Thấy ông Sáu vẫn hồng hào lắm, thương quá”.
Phóng to | |
Gia đình nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đội quân danh dự làm lễ di quan từ Bệnh viện Thống Nhất về Hội trường Thống Nhất ngày 13-6 - Ảnh: T.T.D. |
Ông Hai Biểu, 83 tuổi, kể: "Ông Sáu là chú Út tui đó, ba tui thứ ba, ổng thứ chín nên tui với ổng thành ra suýt soát tuổi. Vậy chớ ổng làm lớn, còn tui thì làm ruộng đó giờ, vì ổng giỏi. Một họ có được một người vậy là mừng rồi". Bà Ba (em họ ông Sáu) thở dài: "Mỗi lần ổng về Vũng Liêm là mỗi lần rộn ràng cả xóm. Vậy là...". Im lặng. Ngồi một hồi, ông Hai Biểu, bà Ba lại nắm tay mấy người con cháu: "Thôi, thấy ổng lần cuối là được rồi. Tụi bay đưa tao ra bến xe, đón xe về".
Đoàn xe nghi thức nghiêm trang đưa nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt về dinh Thống Nhất. Mấy ông bà cụ với giọng nói và dáng điệu "rặt" Vũng Liêm lại dẫn nhau về sông Hậu, trả người thân yêu của mình cho đất nước, non sông...
* Hãy đặt tên cho đại lộ đông - tây là đường Võ Văn Kiệt. Tôi nghĩ rằng với công lao cống hiến của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt dành cho TP.HCM, hãy đặt tên ông Võ Văn Kiệt cho con đường lớn của thành phố. Con đường này mang tên ông sẽ nhắc chúng ta luôn đổi mới, cải cách để đưa nước nhà đi lên". * "Mới đây thôi còn thấy ông nói trên báo chí về việc mở rộng Hà Nội, xây dựng thành phố hai bên sông Hồng cần phải thận trọng... Vậy mà... Tôi nghĩ tuổi cao ai cũng có lúc về với đất, nhưng sự ra đi của ông khiến những người dân như tôi ai cũng thấy thương tiếc, bởi ông là một người lãnh đạo lo cho dân nhiều. Tôi vẫn còn nhớ những chính sách đổi mới ông cho thi hành khi còn là thủ tướng đã khiến những công nhân làm việc tại Nhà máy điện cơ Hà Nội lúc đó như tôi rất hồ hởi, tin tưởng vì đời sống và thu nhập của mình được nâng lên". * "Những người bạn quanh khu tôi sống ai cũng thấy bất ngờ, thương tiếc khi nghe tin ông mất. Bởi ông là một nhà lãnh đạo tài năng, có ơn với dân, có cống hiến không mệt mỏi với đất nước. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi báo chí và nhận thấy mặc dù ông đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi mà vẫn không mệt mỏi trút những tâm huyết của mình với thời cuộc, với đất nước trên mặt báo. Người dân như chúng tôi quí trọng những đóng góp của ông cho đất nước. Đồng thời cũng mong muốn đất nước mình có nhiều nhà lãnh đạo tài năng, lo nhiều cho dân, nghĩ nhiều đến đất nước như ông". * "Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ y nguyên hình ảnh nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông vừa bước chân xuống sân bay Pleiku để dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Yaly. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tác phong giản dị mà gần gũi, ông đã để lại trong tôi một ấn tượng vô cùng sâu đậm về một vị lãnh đạo của đất nước thời kỳ đổi mới. Qua theo dõi báo chí tôi thấy ông hằng ngày vẫn song hành cùng đất nước trong mọi tình huống, vụ việc. Sự ra đi quá đột ngột của ông khiến nhiều người, trong đó có tôi, cảm thấy bị hụt hẫng".
Giã biệt người đội viên danh dự của Lực lượng TNXP TP.HCM Vào những năm 1976-1977, khi Lực lượng TNXP mới được thành lập, trong đó có mảng hoạt động đưa vào giáo dục tập thể các thành phần tệ nạn xã hội, và nhiệm vụ khó khăn đó đã được chú Sáu Dân mạnh dạn giao cho Lực lượng TNXP non trẻ. Chú đã sáng lập ra ngôi trường mang tên Thanh niên xây dựng cuộc sống mới với bao ý tưởng, mong muốn tuổi trẻ TP.HCM sẽ luôn là những công dân tốt. Một ngày cuối tuần ở cánh rừng Xuyên Mộc, tôi cùng các TNXP ở Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới thấy một chiếc xe Jeep lặng lẽ, không còi, không ồn ã từ từ tiến vào cổng trường. Bước xuống xe là chú Sáu Dân lập tức đến văn phòng doanh trại thăm hỏi, cùng chúng tôi dùng bữa cơm chiều đạm bạc của TNXP. Tối hôm đó, bên ánh đèn dầu tù mù được điểm thêm ánh sáng bằng lửa của cây rừng, chú Sáu Dân đã dạy chúng tôi biết bao điều. Những bài lý luận chính trị mà chú giảng dạy cho chúng tôi đã trở thành lối sống, niềm tin của biết bao TNXP chúng tôi. Đêm ấy, tôi đã lặng lẽ khóc vì xúc động. Những đội viên ở mái trường cũ của tôi năm xưa chắc hôm nay cũng như tôi đang khóc tiếc thương một người cách mạng chân chính. |
.........................
Bài thơ "tổng kết cuộc đời"
|
Ông Nguyễn Quang Long, 50 tuổi, ở P.6, Q.8, TP.HCM, chạy xích lô, ngồi đọc các bài viết về chú Sáu Dân trên báo Tuổi Trẻ sáng 13-6 ở công viên Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình. Ông Long là bộ đội xuất ngũ năm 1982 sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường Campuchia. Ông nói: "Chú Sáu Dân là một lãnh đạo lo cho dân nhiều lắm. Chú luôn quan tâm đến người nghèo, lo cho anh em thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ. Lúc không còn làm thủ tướng, chú vẫn lo cho dân, có những bài báo rất chí lý”.
Cảm kích tấm lòng của người lãnh đạo, hai tuần sau, vào dịp nghỉ lễ 2-9, chỉ trong độ hai giờ, ông Bảy Nhị đã cho ra đời bài thơ Thủ tướng của nhân dân. Bài thơ sau đó đã đến tay Thủ tướng, do chính tác giả viết lời đề tặng trân trọng "Kính tặng chú Sáu Dân". Thủ tướng coi xong, gọi điện thoại cho tác giả, bảo: "Cậu tổng kết cuộc đời tôi rồi đó”.Hôm nay, nghe tin nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, ông Nguyễn Minh Nhị rưng rưng. Ông Nhị kể lại những kỷ niệm cũ: "Tại hội thảo về kênh Vĩnh Tế - Thoại Ngọc Hầu tổ chức ở Long Xuyên cách đây gần chục năm, trong lúc giải lao, ông Võ Văn Kiệt nói: "Các tỉnh phải quan tâm nghiên cứu khoa học về vùng đất và con người sở tại. Sắp tới cũng cần phải tổ chức hội thảo về chúa Nguyễn, triều Nguyễn để có cái nhìn thấu đáo, công bằng trong quá trình phát triển vùng đất phương Nam này. Chúng ta còn nợ tiền nhân nhiều quá!".
Lại nhớ có lần ông bảo với tôi về chuyện những nhân sĩ, trí thức thời Nam bộ kháng chiến: "Chúng ta đi theo cách mạng, nếu mất chỉ mất cái quần đùi, còn họ hi sinh cả sự nghiệp, công danh, điền sản, vinh hoa phú quí”. Ông là vậy, luôn có cái nhìn đa diện.
Ông Nhị nói ông Võ Văn Kiệt có công nhiều với ĐBSCL: "Ngoài hai chương trình lớn là khai thác Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên là hàng loạt các chương trình nối tiếp như ngọt hóa bán đảo Cà Mau, chương trình 327, chương trình thoát lũ ra biển Tây, chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ và nhà ở cho người nghèo ĐBSCL... Trong quá trình thực hiện những chương trình ấy đã phát sinh những khó khăn, buộc các địa phương phải "xé rào" để thu hút nguồn nhân lực, tài chính. Hỏi ý kiến, ông bảo: "Cái gì có lợi cho dân mà không vi phạm pháp luật thì các chú cứ làm". Nhờ đó mà ĐBSCL sớm trở thành vựa lúa của cả nước".
Giọng ông Nhị nghẹn ngào: "Một người bước vào tuổi cổ lai hi như ông Kiệt mà còn dành hết tâm trí cho dân, cho nước như thời gian qua, tôi nghĩ ông xứng đáng ở vào tầm người hiền và hiếm xưa nay".
Thủ tướng của nhân dân Trên cao nhìn thấu những lều tranhXem đồng biết hướng lũ thoát nhanhTôn nền, dựng cọc nâng nhà ngậpGieo mùa vàng lúa, phủ đồi xanh. Ơi! Người Anh cả của quê hươngNgười lính già đi mọi nẻo đườngHỏi nhà nông được bao nhiêu đất?Hỏi trẻ em có được đến trường? Lo đong gạo bữa cả Hồ ThànhXây Trị An dẫn điện Hòa BìnhTrằn trọc Mường Tè sao hết khổ?Dung Quất - miền Trung phải phất nhanh! Lặn lội suy tư vốn sở trường!Chống Tây, chống Mỹ chẳng chồn chânPhá vây giành đất miền khu 9Nới rộng bang giao, mở thị trường. Lo cứ là lo bạc mái đầuMà lòng nào có thấy yên đâu?Nên lòng dân nặng ơn non nướcTên anh đồng nghĩa chữ đồng bào. Vẫn là Thủ tướng của nhân dân!Vẫn là anh Sáu mọi gia đìnhLồng lộng bóng soi miền sông nướcĐời nặng ân tình, đất nặng chân. |
Anh Sáu Dân đã làm là làm đến cùng Anh Sáu Dân là con người cách mạng, lo cho cách mạng, cho đất nước. Đó là con người trung thực, thẳng thắn, làm cái gì là làm đến cùng, thấy gì được, chưa được đều nói thẳng không hề né tránh. Cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc và thời kỳ đổi mới, anh Sáu Dân luôn là người kiên cường, nghị lực, không ngại nguy hiểm, gian khổ, luôn luôn vượt lên hiểm nguy, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là điểm nổi bật và xuyên suốt con người anh Võ Văn Kiệt - Sáu Dân. Anh là một trong những nhà lãnh đạo nòng cốt của Đảng, của đất nước và luôn kiên cường, với tư duy sáng tạo, khoa học và quyết tâm cao, đã làm là làm tới cùng. Anh Võ Văn Kiệt là người có tư tưởng cách mạng tiến công trong lĩnh vực chính trị, quân sự cũng như kinh tế - xã hội. Có lúc tư tưởng cách mạng tiến công của anh quá quyết liệt, đi trước thực tiễn cuộc sống nên lúc đầu không phải đã được một số người đồng tình, ủng hộ. Có lần tôi nói với anh: "Trái tim anh nóng và cả cái đầu cũng nóng". Anh Sáu Dân nói lại: "Mình nói mười điều, sắp trẻ chí ít cũng nghe được một vài điều". |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận