29/05/2008 07:00 GMT+7

Giá thuốc tăng cao: Chưa phải "hết thuốc chữa"!

 LÊ THANH HÀ thực hiện
 LÊ THANH HÀ thực hiện

TT - Trả lời phỏng vấn của phóng viên Tuổi Trẻ về thực trạng bác sĩ kê "hoa hồng" và giá thuốc bị đẩy lên cao một cách vô lý, bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói:

ctGMuJfu.jpgPhóng to
Bà Phạm Khánh Phong Lan
TT - Trả lời phỏng vấn của phóng viên Tuổi Trẻ về thực trạng bác sĩ kê "hoa hồng" và giá thuốc bị đẩy lên cao một cách vô lý, bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói:

Bài 1: Nhức nhối "hoa hồng"!Bài 2: Thủ thuật nâng giá thuốc

- Đây là một thực trạng khá phổ biến đã kéo dài gần hai thập kỷ qua. Điều này thể hiện sự xuống cấp về y đức của một số thầy thuốc (gồm cả cán bộ y tế liên quan đến điều trị và cung ứng thuốc); sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường của một số công ty dược, kể cả trong nước lẫn nước ngoài; đồng thời cũng thể hiện sự bất cập trong quản lý nhà nước liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát thị trường và giám sát các khâu trong công tác khám chữa bệnh. Điều đáng nói ở đây là sự thiếu cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước đã để vấn nạn này kéo dài quá lâu.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, "căn bệnh trầm kha" này không dễ điều trị, nhưng vẫn chưa phải là "hết thuốc chữa".

* Không ít người cho rằng có lãnh đạo bệnh viện (BV), trưởng khoa dược... biết rất rõ việc kê toa để nhận "hoa hồng" của một bộ phận bác sĩ trong BV, nhưng họ vẫn làm ngơ...

- Trên thực tế các lãnh đạo cơ sở điều trị cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng để giải quyết triệt để thì lực bất tòng tâm, chưa đủ sức để triển khai thường xuyên, liên tục công tác này. Hơn nữa, có lẽ cần phải có một chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt từ cơ quan quản lý thì hiệu quả mới bền vững.

Ngoài ra, rất nhiều vấn đề khác của các BV như: tình trạng quá tải, vấn đề đấu thầu cung ứng thuốc trong BV, việc thiếu phương tiện trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao; vấn đề chi trả bảo hiểm y tế, vấn đề xã hội hóa y tế, việc chăm lo đời sống của CB-CNVC, xử lý rác thải và môi trường... đã chi phối khá nhiều sự quan tâm của lãnh đạo BV. Tuy nhiên, rất nhiều anh em lãnh đạo BV đã cùng tôi chia sẻ quan điểm phải kiên quyết chấn chỉnh ngay tình trạng kê toa ăn "hoa hồng" này.

* Có ý kiến cho rằng thuốc nội trú đã được kiểm soát giá tương đối chặt chẽ, nhưng thuốc ngoại trú (bán ở các nhà thuốc BV) thì không kiểm soát được?

- Thuốc nội trú được tiến hành đấu thầu nên giá tương đối ổn định. Dù vậy, đôi khi vẫn có một vài trường hợp nhà thầu từ chối cung cấp do nhiều nguyên nhân (ngưng sản xuất, biến động giá...) nên chúng tôi vẫn phải dự phòng các biện pháp tháo gỡ, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể để bệnh nhân thiếu thuốc.

Thực trạng các nhà thuốc BV (bán thuốc ngoại trú) còn tồn tại rất nhiều bất cập, nhất là hiện tượng tư nhân bên ngoài thao túng, lợi dụng thế độc quyền và sự tin tưởng của bệnh nhân để đẩy giá thuốc lên cao. Chính vì vậy chúng tôi quyết thực hiện triệt để việc chấn chỉnh lại các nhà thuốc BV trên địa bàn thành phố theo chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) từ nay đến hết năm 2008.

* Việc kiểm soát giá thuốc ở các BV tư, phòng khám đa khoa tư nhân cũng được cho rằng bị bỏ ngỏ?

- Các BV tư và phòng khám đa khoa tư nhân nếu có nhà thuốc cũng sẽ phải đạt chuẩn GPP.Trong đó, yêu cầu về giá thuốc hợp lý là một trong những điều kiện tiên quyết. Về thuốc nội trú, BV tư có thể tự mua không qua đấu thầu và bán cho bệnh nhân theo một tỉ lệ lãi cam kết, thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế được thanh toán theo giá trúng thầu của BV công lập.

Tuy nhiên, vấn đề tồn tại và bất cập hiện nay của các phòng khám, phòng mạch tư là tình trạng bác sĩ trực tiếp bán thuốc không rõ chất lượng, nhãn mác bao bì, hạn dùng cho bệnh nhân với giá cả tùy tiện. Điều này cũng tồn tại nhiều năm, để giải quyết đòi hỏi phải có thời gian và biện pháp kiên quyết, đồng bộ từ trung ương tới địa phương.

* Bà có thể cho biết những giải pháp cơ bản để hạn chế thấp nhất thực trạng kê toa nhận "hoa hồng"?

- Các BV đều đã thành lập hội đồng thuốc và điều trị từ 1998. Một trong những chức năng của hội đồng là hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Để tăng cường hơn nữa vai trò của hội đồng này, Sở Y tế TP.HCM sẽ thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế: qui hoạch và tổ chức lại hoạt động của trình dược viên trong BV, từng bước ban hành phác đồ điều trị chuẩn của một số nhóm bệnh đặc thù từng khu vực. Như vậy công ty dược sẽ không thể "cầm tay" bác sĩ kê toa.

Ngoài ra, nếu phát hiện được, Sở Y tế TP sẽ có biện pháp thật mạnh với các công ty dược, các cá nhân... có hành vi "dùng quyền lợi vật chất để chi phối quyết định của bác sĩ khi khám và điều trị cho bệnh nhân". Trường hợp cần thiết phải áp dụng tình tiết tăng nặng, kết hợp hình phạt bổ sung là rút giấy phép kinh doanh, tước giấy phép hành nghề…

Đặc biệt, sở sẽ yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc thông tư liên tịch 11 về quản lý giá thuốc, trong đó cơ quan quản lý nhà nước chỉ cho phép một thặng số toàn chặng hợp lý. Như vậy để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp bắt buộc phải giảm tầng nấc trung gian hoặc cắt giảm những chi phí không cần thiết. Với các thuốc nhập khẩu, giá CIF (giá nhập khẩu) phải được kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, tránh tình trạng thuốc nhập vào VN rồi mặc sức làm giá, lấy khoản chênh lệch này làm "hoa hồng" lũng đoạn thị trường.

* Đối với các công ty đang cạnh tranh bằng việc chi "hoa hồng" thì sao, thưa bà?

- "Chiến lược" chi "hoa hồng" cho bác sĩ không phải là phổ biến đối với mọi công ty dược. Nhưng nó đã đặt ra thế cạnh tranh rất không công bằng và có thể bắt buộc những công ty khác vì quyền lợi của mình cũng phải tham gia "cuộc đua". Chính vì vậy, đã đến lúc cần phải có giải pháp đủ mạnh về phía cơ quan quản lý, cộng với sự đồng thuận của xã hội và sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông đại chúng... mới có thể lập lại trật tự trong công tác khám chữa bệnh, vốn dĩ đã mang căn bệnh trầm kha này trong vài thập kỷ qua.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi làm việc tại một bệnh viện nhà nước. Từ khi về khoa tôi đã thấy, nghe và hiểu được rất nhiều thủ đoạn của trình dược viên để cho bác sĩ kê thuốc của họ nhiều. Khi chào hàng mới, tất cả trình dược viên đều cố gắng thực hiện chiến dịch làm sao cho thuốc vào được nhà thuốc bệnh viện. Sau đó, các trình dược viên sẽ đến khoa chào hàng bằng cách tiếp cận và chi "hoa hồng" cao cho trưởng khoa, phó khoa. Trưởng khoa và phó khoa được chi "hoa hồng" cao là vì các vị này luôn tác động đến chúng tôi, những bác sĩ trực tiếp điều trị phải sử dụng kháng sinh của trình dược viên!

Là bác sĩ, khi thấy một loại kháng sinh rẻ tiền, tính năng tương đương, hợp túi tiền bệnh nhân, tôi quyết định chích cho bệnh nhân loại kháng sinh này. Thế nhưng, tôi đã bị phó khoa lưu ý: "Phải chích kháng sinh của trình dược nhé”. Tôi biết lưu ý của phó khoa như vậy là sai trái, nhưng tôi không dám phản ảnh vì sợ bị trù dập. Ngoài ra, tôi còn được lãnh đạo khuyên phải truyền dịch thật nhiều cho những bệnh nhân không có bảo hiểm y tế để lấy tiền giường và tiền truyền dịch! Còn bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì khỏi cần truyền dịch vì chả thu được bao nhiêu! Thật đáng sợ với ý nghĩ kiếm tiền mất y đức như thế!

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng kiểm soát giá thuốc, tôi đề nghị một số giải pháp như sau:

- Các bệnh viện cấm trình dược viên đến tiếp xúc với bác sĩ tại nơi làm việc.

- Ban thanh tra nhân dân của bệnh viện cần đi thanh tra liên tục không báo trước để phát hiện việc trình dược viên và bác sĩ đang liên kết móc túi bệnh nhân.

- Các bệnh viện cần mở hòm thư phản ảnh ý kiến nhiều nơi trong bệnh viện và đặt máy quay phim tại phòng khám nhằm phát hiện, ngăn chặn trình dược viên và bác sĩ móc nối với nhau.

- Các bệnh viện thành lập đường dây nóng để bệnh nhân hoặc các nhân viên y tế báo tin về việc chung chi "hoa hồng"...

tWi9goVt.jpgPhóng to
“Hoa hồng” làm các mặt hàng thuốc này có giá cao ngất ngưởng - Ảnh: L.TH.Hà
TT - LTS: Loạt bài điều tra "Giá thuốc tăng cao, vì sao nên nỗi?" (khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ 27-5) tiếp tục nhận được hàng chục ý kiến phản hồi đầy bức xúc của bạn đọc. Xin giới thiệu một số ý kiến của những người trong cuộc - những dược sĩ và bác sĩ.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi là dược sĩ, hiện công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM. Trước đây, tôi có thời gian đi làm trình dược viên tại một công ty đa quốc gia, nhưng vì không đồng ý với kiểu cách kinh doanh của các công ty dược nên tôi đã tìm công việc khác phù hợp với mình.

Mặt hàng chủ lực của công ty dược phẩm tôi làm trước đây là thuốc hóa chất chữa bệnh ung thư. Có lẽ không có mấy ai biết hoặc không để ý rằng thuốc hóa chất chữa bệnh ung thư là loại thuốc rất đắt tiền. Hóa chất chữa bệnh ung thư, ví dụ ung thư vú, có thể từ hơn 10 triệu đồng đối với bệnh nhân dùng thuốc FEC (5 Fluoro-uracil, Epirubixine và Cyclophosphamid) lên 60-70 triệu đồng khi bệnh nhân dùng thuốc Taxol hoặc Toxotere, thậm chí có thể trên 500 triệu đồng đối với một số thuốc mới như Herceptin.

Tại một bệnh viện điều trị bệnh ung thư, cứ mỗi bệnh nhân ung thư vú hay ung thư phổi, ung thư buồng trứng... đồng ý vào thuốc hóa chất đắt tiền như Taxol, Toxotere thì bác sĩ phụ trách bệnh nhân đó đút túi gần 20 triệu đồng "hoa hồng" (3 triệu đồng "hoa hồng" cho một đợt hóa trị, mà mỗi bệnh nhân phải vào sáu đợt thuốc). Bác sĩ nhận "hoa hồng" cao như thế là nguyên nhân dẫn đến giá thuốc đặc trị ung thư cao ngất ngưởng. Tôi biết có một số bác sĩ nhận "hoa hồng" từ tiền thuốc hóa chất đặc trị ung thư đang phè phỡn và giàu lên nhanh chóng. Một bác sĩ mỗi tháng có thể nhận tiền "hoa hồng" từ thuốc hóa chất 20-50 triệu đồng!

Hằng ngày chúng ta thường đọc trên báo thấy những trường hợp bệnh nhân nghèo kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để có tiền mua thuốc hóa chất đặc trị ung thư. Buồn thay, một phần số tiền đó đã thành tiền "hoa hồng" cho bác sĩ! Nếu có cơ chế quản lý tốt để bác sĩ không lạm dụng các hóa chất đặc trị ung thư đắt tiền thì nhiều bệnh nhân sẽ được điều trị tốt hơn. Đây là chuyện nhiều người trong ngành y tế biết nhưng không hiểu vì sao nó vẫn cứ tồn tại?

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tự bản thân tôi vẫn tin điều này và thực tế cuộc sống đã chứng minh những bác sĩ giỏi trong ngành y được bệnh nhân tìm đến nhiều không kể xiết. Khi ấy, "hoa hồng" trong ghi toa không có ý nghĩa gì, tự bản thân người bác sĩ đã là thương hiệu vô giá.

Dĩ nhiên cũng có những người muốn mau chóng có tiền trong thời gian ngắn bằng "hoa hồng", nhưng không thể đổ đồng tất cả. Bản thân tiền "hoa hồng" cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Những cuộc chuyển giao kỹ thuật điều trị tiên tiến đều có sự hỗ trợ đằng sau của các công ty sản xuất y cụ và dược phẩm. Nhờ thế những nước đang phát triển có thể đi tắt đón đầu để ứng dụng ngay những kỹ thuật điều trị mới đem lại lợi ích cho bệnh nhân.

Thứ đến là các công ty dược phẩm. Làm kinh doanh ai cũng muốn có lời. Ai cũng thấy doanh thu của các hãng dược phẩm là rất lớn. Tất cả hãng dược phẩm hay dụng cụ đều có khoản quĩ riêng cho chiến dịch tiêu thụ thuốc hay dụng cụ dù bác sĩ có hay không có nhận "hoa hồng". Đã có không biết bao nhiêu lời chỉ trích của các nước về lợi nhuận khổng lồ trong việc tiêu thụ thuốc điều trị AIDS, và đến bây giờ những động thái giảm giá thuốc điều trị AIDS vẫn còn rất nhỏ giọt.

Như vậy, làm gì để kìm hãm sự tăng giá thuốc vô tội vạ của các hãng dược phẩm? Câu trả lời vẫn là những biện pháp kiểm soát giá thuốc. Không một công ty nào dại dột tăng phần trăm "hoa hồng" để kinh doanh bị lỗ cả, nên những con số phần trăm không thể là vô hạn nếu giá thuốc có một giá trần nhất định và được kiểm soát tốt. Vấn đề còn lại là ai sẽ kiểm soát việc này? Câu hỏi xin dành cho các nhà hoạch định chính sách.

Ngoài ra, nếu có một cơ chế kiểm soát chuyên môn đối với bác sĩ thì sẽ không có tình trạng kê toa vô tội vạ để nhận "hoa hồng". Những bệnh viện có uy tín vẫn đang kiểm soát vấn đề này bằng việc kiểm tra toa thuốc, bình toa thuốc mỗi tuần hay mỗi tháng.

 LÊ THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên