Phóng to |
Tác giả Alice Carney- Ảnh: B.Đ. |
Anh bạn Tây ngồi kế bên đã ngăn lời nhận xét này lại nhưng không kịp... Hóa ra những món đồ rán ngon lành tôi ăn trong suốt chuyến đi kéo dài hai tuần đã để lại hậu quả nặng nề mà tôi không nhận ra. Giờ đây cô bạn gái người Việt đã nhận thấy và nói cho tôi biết.
Sau lần đó, tôi đã bớt sốc và kìm nén được cảm xúc khi một số lần đồng nghiệp người Việt chê tôi có cái mũi quá to hay khuyên tôi nên trang điểm vì da tôi sạm đen do ăn nắng. Ở VN, tôi không bao giờ cần bước lên bàn cân vì tôi luôn được người khác nói cho biết mình lên hay xuống ký.
Dần dần tôi nhận ra rằng mình không phải là “nạn nhân” duy nhất trong văn phòng bị đem ra nhận xét. Tôi vài lần chứng kiến đồng nghiệp hỏi nhau: “Có bầu mấy tháng rồi?” kèm theo những tràng cười to. Người bị hỏi thật ra không mang thai nhưng bị trêu do có cái bụng thừa mỡ.
Cùng một phòng, nếu có người trùng tên thì đồng nghiệp hay gắn thêm đặc điểm cơ thể sau tên mỗi người để dễ phân biệt. Tôi thường nghe họ gọi nhau “Hoa cao”, “Hoa béo” hay “Hoa cận” trong lúc làm việc.
Khi tôi quyết định đem “ấm ức” của mình bày tỏ với đồng nghiệp, nói với họ rằng những lời bình, những biệt danh được gán dựa trên hình dáng ai đó là không hài hước và kém lịch sự đối với người Âu Mỹ thì tôi bị hỏi ngược lại: “Nhưng nếu không ai nói thì làm sao bạn nhận ra điểm yếu của mình để cải thiện?”.
Điểm khác biệt văn hóa trong cách cư xử Đông - Tây này làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sinh ra ở Anh và từng sống ở Mỹ, tôi đã quen với việc tỏ ra lịch sự và đưa ra những lời khen để làm vui lòng người khác.
Nếu một người bạn tỏ vẻ buồn vì hình dáng quá khổ của mình, tôi sẽ nói cô ấy trông xinh đẹp như thế nào. Khi được ai đó hỏi thấy cái áo mới của họ thế nào, tôi sẽ nói áo rất hợp với người mặc dù tôi không thích nó. Trong trường hợp cần miêu tả một người, tôi sẽ tập trung vào những đặc điểm chung chung như tóc, màu mắt, chiều cao và lờ đi những điểm xấu như thân hình hơi phì nhiêu, da ngăm đen hay cái mũi thấp...
Người phương Tây thường hỏi nhau mình trông như thế nào để được nghe những lời khen (dù đôi lúc không thật lòng) và để cảm thấy khá hơn. Nếu ai vô tình đưa ra nhận xét chân thành, thậm chí chỉ rõ chỗ còn chưa tốt, chưa đẹp, chúng tôi dễ trở nên phật lòng và giận dữ với đối phương, thay vì chấp nhận sự thật.
Ngược lại, tôi quan sát người Việt không quá nhạy cảm đến mức dễ tổn thương như người phương Tây. Khi bị chê, các bạn chấp nhận sự thật, chọn cách tự cười mình hay nhìn ở góc độ khác, biến điểm yếu thành điểm mạnh: “Tôi có làn da đen khỏe khoắn, cái mũi thấp đậm chất Á Đông”.
Đến giờ tôi vẫn chưa thể nhận xét thật tình về ai đó và chỉ ra điểm yếu của họ, nhưng tôi đã quen, chấp nhận và trân trọng những góp ý chân tình trong giao tiếp hằng ngày với người Việt. Tôi luôn nói đùa với bạn bè rằng sống ở VN tôi không cần dùng gương. Đó là do những người xung quanh sẽ nói chính xác cho tôi biết mình trông như thế nào, mặc dù tôi có thích điều đó hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận