Những con “vẹt”
Em là học sinh lớp 12, được học sinh giỏi suốt 12 năm, tưởng như quen với việc học tập căng thẳng, nhưng có lẽ chưa bao giờ em thấy kinh khủng như bây giờ. Nếu không học tủ thì học không kịp, còn nếu học tủ thì tâm trạng thấp thỏm không yên. Phần lớn học sinh chỉ học đối phó, và thầy cô cũng chỉ mong chúng em nhớ như con “vẹt” thôi. Đó chính là bệnh thành tích! Và em không thích như thế! Em không muốn đua theo như thế!
Mọi người thở than
Các em thở than, người lớn thở than nhưng biết làm gì khác đây? Cả một hệ thống giáo dục đâu phải ngày một ngày hai là thay đổi được, đó là phần việc của người lớn. Nhưng phần các em, kiến thức học trong ba năm cũng đâu thể lên tinh hoa sau những chương trình học nhồi nhét thế này. Kết thúc kỳ thi, người lớn thở phào, hồ hởi vì thành tích, các em thì phờ phạc, cắm đầu cắm cổ vào ôn thi đại học. Sau này nghĩ lại giai đoạn học ôn thi tốt nghiệp có lẽ nhiều cựu học sinh vẫn rùng mình.
Còn đọng lại gì không?
Từng là học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp 2006 với các môn toán, văn, Anh văn, hóa, sử, địa như các em học sinh năm nay, tôi hiểu rất rõ áp lực học sinh phải gánh chịu lúc này. Đối với một học sinh thi khối A (toán, lý, hóa) thì việc nhồi nhét cho mình kiến thức sử, địa là công việc không đơn giản. Những kiến thức này lên bậc ĐH lại không còn được chú trọng. Vậy liệu sau những ngày vất vả nạp cho mình hơn 100 trang A4 lý thuyết sử, địa thì lượng kiến thức còn đọng lại trong đầu học sinh là bao nhiêu?
Sao không có cách dạy hay hơn?
Sao không có cách dạy nào hay hơn cho học sinh chúng ta học tốt nhất ở các lớp dưới, lớn dần lên để rồi ôn thi nhẹ nhàng ở lớp 12. Để nước tới chân rồi mới nhảy, khó có hiệu quả cao!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận