31/08/2011 04:23 GMT+7

Lờn luật

NGUYỄN THANH (Đồng Tháp)
NGUYỄN THANH (Đồng Tháp)

TT - Theo quy định pháp luật, việc khai thác khoáng sản phải xin phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cát sông cũng là một loại khoáng sản, do đó khi khai thác phải xin phép, vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên do pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng nhiều chủ khai thác cát bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn bất chấp, tiếp tục vi phạm...

Xử phạt khai thác cát trái phép:

Kỳ 1: Rút ruột lòng sông Kỳ 2: Tan nát hai bờ sông Tiền, sông Hậu

Theo điểm a, khoản 5, nghị định 77/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực khoáng sản: phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm khai thác không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng quy định ngoài hình thức phạt tiền còn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay cao hơn nữa là tịch thu tang vật, phương tiện.

Tuy nhiên giải pháp này khó thực hiện. Chẳng hạn, nghị định 150 quy định chủ tịch UBND huyện có quyền tịch thu tang vật, phương tiện khi chủ khai thác cát sông khai thác không có giấy phép, nhưng cái khó ở đây là các sà lan khai thác cát sông giá trị rất lớn, có thể lên đến 10 tỉ đồng, thủ tục tịch thu tang vật phức tạp và đáng nói hầu hết các phương tiện vi phạm hành chính này thường được các chủ sở hữu thế chấp ngân hàng để lấy vốn đầu tư khai thác cát, do đó việc tịch thu sà lan càng khó khăn hơn.

Mức phạt sẽ tăng theo dự thảo nghị định mới

Bộ Tài nguyên - môi trường đã dự thảo nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và đang đưa ra lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân.

Theo đó, dự thảo quy định chặt chẽ hơn về các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoảng sản và mức phạt tiền cao nhất trong lĩnh vực khoáng sản lên đến 500 triệu đồng, gấp năm lần so với quy định hiện hành.

Đối với hành vi khai thác than bùn, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc theo giấy phép chuyển nhượng không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 40-50 triệu đồng (điểm a, khoản 8, điều 11 dự thảo nghị định).

NGUYỄN THANH (Đồng Tháp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên