- Bác sĩ Thái Thành Nam (trưởng khoa phẫu thuật phaco, Bệnh viện Mắt Sài Gòn) trả lời:
- Chúng tôi có thu tiền khám 500.000 đồng/bệnh nhân và giá này đã thực hiện cách đây mấy tháng. Đây là giá khám theo yêu cầu chọn bác sĩ do bệnh viện thu chứ không phải tôi thu.
Tôi khám giá cao là do chuyên môn của tôi cao, bệnh nhân đăng ký khám đông quá, tôi không chịu nổi. |
Khi tôi khám giá cao thì bệnh nhân sẽ chọn bác sĩ khác và đó là cách chia sẻ công việc của tôi với đồng nghiệp khác.
Thu viện phí quá cao?
TT - Đêm 22-2-2011, con trai tôi đau ruột thừa. Tôi đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) vì bệnh viện này ở gần nhà. Sau ba ngày điều trị, bệnh viện tính tiền phẫu thuật, tiền phòng... của con tôi hơn 23 triệu đồng. Sau khi trừ phần được bảo hiểm y tế thanh toán, con tôi phải đóng viện phí hơn 20 triệu đồng.Tôi thắc mắc không biết vì sao bệnh viện thu viện phí quá cao như vậy?
Ông Ngô Sỹ Hà (kế toán trưởng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh) trả lời:
- Trường hợp bệnh nhân nói trên khi vào cấp cứu được bác sĩ chẩn đoán đau ruột thừa cấp tính và phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Đây là phương pháp mổ tiên tiến nên bệnh nhân ít bị mất máu, ít đau, chỉ sau ba ngày phẫu thuật bệnh nhân được cho xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
Bệnh viện Vũ Anh là bệnh viện tư nhân có tiêu chuẩn như khách sạn năm sao nên giá viện phí phải cao hơn các bệnh viện công. Giá viện phí của bệnh viện có đăng ký với Sở Y tế TP.HCM.
Viện phí bao gồm các khoản: phẫu thuật nội soi, gây mê nội khí quản, hồi sức, công mổ, vật tư tiêu hao, tiền giường, ăn uống (có trái cây tươi) theo tiêu chuẩn cao cấp do bác sĩ đề nghị, dịch vụ y tế, công thăm khám.
Bệnh nhân chỉ được bảo hiểm y tế thanh toán tổng cộng 2.376.000 đồng trên tổng số tiền 23.041.000 đồng. Có thể bệnh nhân nghĩ có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được thanh toán 100% nhưng thực tế không phải vì Bệnh viện Vũ Anh là bệnh viện tư, dịch vụ tốt hơn so với một số bệnh viện khác...
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đứng ngồi xung quanh cứ tưởng bà khóc vì bệnh tình của người thân. Sau mọi người mới ngỡ ra khi bà cho biết đơn thuốc mà bác sĩ kê cho chồng hết 1,8 triệu đồng. Hóa ra bà khóc vì cái đơn thuốc, vì tủi thân khi không đủ tiền mua thuốc cho chồng. Nhìn hai người dìu nhau bước ra đường, ai cũng ái ngại. “Họ về nhà rồi sẽ tìm được tiền mua thuốc, rồi họ cũng sẽ tìm được cách này hay cách khác để chữa bệnh thôi...”. Những điều “sẽ” ấy mà tôi - và có thể là có thêm ở nhiều người khác nữa chứng kiến giọt nước mắt rơi trên đơn thuốc vào buổi sáng ấy - muốn tự làm mềm lòng mình, nhưng e không đạt. Bởi cảnh tượng ấy cứ lởn vởn trong tôi mỗi ngày. Vì chắc chắn mỗi ngày tiếp theo, ở đâu đó trước các bệnh viện, trước các nhà thuốc vẫn còn những người phải rơi nước mắt trên đơn thuốc. Nước mắt sẽ vẫn rơi trên đơn thuốc. Vì trong số 240 loại thuốc của 21 công ty ở Hà Nội đồng loạt tăng giá trong những ngày qua (Tuổi Trẻ ngày 5-3), có bao nhiêu loại thuốc đã tăng giá và chiếm bao nhiêu phần trăm là giá thuốc mới tăng trong số 1,8 triệu đồng ở đơn thuốc của hai vợ chồng nghèo khổ nọ? Sẽ còn bao nhiêu đơn thuốc tiếp tục bị ghim đầy nước mắt vì những cuộc làm giá đó? Khi cuộc chiến tăng giá thuốc trên lưng người bệnh ở VN chưa dừng. Cuộc rượt đuổi giá thuốc giữa công ty dược này với công ty dược khác cũng chưa dừng. Nước mắt người bệnh, người nhà bệnh nhân đã rơi trên đơn thuốc. Trong đó, ngoài vì các công ty dược, còn có bao nhiêu phần trăm nước mắt rơi vì... bác sĩ? Khi họ - có thể - vẫn mải mê kê đơn những loại thuốc đã được làm giá, đã được các trình dược viên chào hàng vào tận các phòng khám, bệnh viện một cách lặng lẽ, lặng lẽ hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận