16/11/2013 15:11 GMT+7

Phạt chủ xe không sang tên đổi chủ: chưa khả thi

Lê Yến
Lê Yến

TTO - Theo nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ, việc phạt chủ xe không sang tên đổi chủ là chưa khả thi vì nhiều lẽ, nhưng quan trọng nhất là điều này gây khó cho người dân, "hành" dân.

Sẽ phạt chủ xe không sang tên chuyển chủ“Xe không chính chủ”: Người bị phạt oan chưa được trả lại tiềnXử phạt “xe không chính chủ”: Mỗi nơi mỗi kiểu

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng một số ý kiến:

sWb0MkU4.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Đình Thân, một chủ xe tại TP.HCM, bức xúc trước việc bị phạt tiền khi chậm sang tên - Ảnh: Thúy Hằng (ảnh tư liệu)

* Theo tôi, việc phạt xe không sang tên đổi chủ chưa khả thi vì:

1/ Thông tư 12 về sang tên đổi chủ thực hiện chưa đủ lâu để người dân làm thủ tục sang tên.

2/ Đối với những trường hợp xe ở các tỉnh xa quá thì công an giao thông tại địa phương bắt chúng tôi phải đi tới nơi đăng ký giấy xe để rút hồ sơ, như vậy thật sự quá khó khăn, thậm chí không thể làm được.

Tôi mong cơ quan chức năng xem xét các kiến nghị của chúng tôi mà có những hướng dẫn thực tế, để người dân thực hiện đúng những quy định của pháp luật.

Trần Quốc Kỳ

* Tôi chưa hiểu rõ quy định người lái xe sử dụng xe như thế nào là “không chính chủ”: (1) Nếu chiếc xe đó có giấy đăng ký (cà vẹt) không trùng tên với người lái xe đó thì “không chính chủ”, hay là (2) xe đã qua mua bán, tặng cho mà chưa sang tên, đổi chủ là “xe không chính chủ”.

Nếu áp dụng (2) thì làm cách nào để xác minh xe đó đã mua bán, tặng cho (câu hỏi này đã được đặt vấn đề nhiều lần)? Còn nếu áp dụng (1) thì điều này mâu thuẫn với chủ trương của Đảng và Nhà nước về “giảm xe cá nhân, chống ùn tắc và tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường”, chưa kể thiếu tính thực tiễn, không phù hợp với đặc thù của đất nước.

Tôi lấy một ví dụ minh họa: tôi và em trai, hai người sử dụng chung một chiếc xe máy cùng với xe buýt để làm phương tiện đi lại trong một tuần. Lịch chia ca như sau: thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 vì đặc thù công việc và đường sá nên tôi bắt buộc phải đi xe máy, em trai tôi đi xe buýt. Và ngược lại, các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật em tôi đi xe máy, còn tôi đi xe buýt.

Vậy, bây giờ nếu bắt buộc người lái xe phải là người đứng tên thì sẽ ra kết quả như sau: tôi bắt buộc phải mua một chiếc xe máy khác nữa để đúng luật, đồng thời đỡ đi xe buýt mất thời gian và phiền hà (do chất lượng chưa cao). Sau khi tôi “ẵm” thêm một chiếc xe máy nữa thì câu chuyện thấy rõ ràng là:

Thứ nhất, tôi và em tôi đều đi xe máy mỗi ngày mà không sử dụng xe buýt nữa = xe buýt không hoàn thành “sứ mệnh”. Thứ hai, tăng “dân số cơ học” xe = tạo “điều kiện” quá tải cho mặt bằng đậu (giữ) xe. Thứ ba, thay vì trước đây chỉ có một chiếc xe trên đường thì nay thành hai (trường hợp này là tăng gấp đôi lượng xe trên đường cùng lúc) và như vậy diện tích mặt đường dành cho xe giảm, dẫn đến ách tắc giao thông và dễ xảy ra tai nạn. Thứ tư, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (xăng) nhiều hơn, xả khí thải nhiều hơn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường...

Thanh Sơn

* Dân khổ lắm rồi các bác ạ, còn nhiều chuyện khác cần các bác quan tâm, chứ cứ suy nghĩ cách nào để làm khó dân thế này thì tội lắm. Tôi đồng ý áp dụng phạt với những xe không sang tên đổi chủ từ thời điểm này về sau, còn những trường hợp trước đây thì không nên vì rất khó thực hiện việc sang tên. Xin đừng quản lý theo kiểu áp đặt như vậy!

Gia Lai

* Vậy cho tôi hỏi: ba tôi chạy xe do tôi đứng tên có vi phạm nghị định 171 sắp ban hành không, vì 2 cha con tôi ở 2 tỉnh khác nhau và xa nữa (Cà Mau và Long An)? Nếu sang tên xe cho ba tôi thì khi cần chạy, ba tôi phải sang tên lại cho tôi; rồi khi ba tôi cần chạy, tôi phải sang tên lại hay sao?

Lê Yến
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên