Ca sĩ người Mỹ Kyo York ra MV Quê bác Ba Phi"Táo ngoại" Kyo York: "Tôi thích câu không có việc gì khó"Ông viện trưởng với người trẻ Sài Gòn
Phóng to |
Ca sĩ Kyo York biểu diễn tại một sân khấu ở TP.HCM - Ảnh: Gia Tiến |
"Tôi luôn chọn lọc và hát cái mình hiểu, hiểu cái mình truyền tải” |
Khi còn là sinh viên ở Mỹ, tôi từng tham gia biểu diễn hơn 40 vở nhạc kịch và được đi lưu diễn khắp nơi. Nhưng khi đến VN, chính âm nhạc của dòng nhạc trữ tình sâu lắng đã giữ chân tôi lại.
Ca khúc VN đầu tiên tôi tập và hát là Riêng một góc trời (may mắn sau này tôi có song ca cùng ca sĩ Tuấn Ngọc). Từ một “ông Tây” bập bẹ tiếng Việt, tôi đã nỗ lực để hát bằng cảm xúc, “không như một con vẹt”.
Nhiều nhà đầu tư âm nhạc xem tôi như một hiện tượng. Họ muốn mời tôi về công ty để phát triển hình ảnh với phong cách trẻ trung, dòng nhạc sôi động theo hướng thị trường.
Nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi hát một bản tình ca sâu lắng vì ngôn từ tiếng Việt qua các ca khúc ấy rất sâu sắc, phong phú và đẹp hơn bao giờ hết. Tôi hát từng nốt, từng từ là từng trải nghiệm thêm về tiếng Việt, về cuộc sống. Tôi nặng lòng với dòng nhạc trữ tình sâu lắng là vậy.
Tôi từng rất xúc động khi một bà cụ lớn tuổi nắm lấy tay tôi khóc ròng khi nghe tôi hát ca khúc Phôi pha, Một mình, Riêng một góc trời... Tôi hạnh phúc khi luôn nhận được sự chia sẻ của nhiều bạn trẻ ở các trang blog, Facebook cá nhân về âm nhạc. Họ bảo cảm ơn tôi vì chính tôi đã giúp họ quay về với âm nhạc Việt, tự hào và trân trọng hơn với nhạc VN thay vì họ mơ hồ về ý nghĩa của những ca khúc K- pop.
Ngày trước khi gặp bạn bè người nước ngoài, chúng tôi hầu như không nói gì đến âm nhạc VN bởi đối với bạn bè tôi, âm nhạc VN hiện đại mờ nhạt trong mắt họ. Nhưng khi nghe tôi phân tích về một ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy... thì họ lại “ngẩn ngơ” và rung động lúc nghe tôi hát những ca khúc này. Bạn thấy không, giá trị ở chỗ là chúng ta phải truyền tải được cho người nghe bạn đang hát gì...
Thật ra tôi chưa bao giờ lên án nhạc trẻ, bởi chính tôi thỉnh thoảng cũng chọn những ca khúc trẻ trung khi hát giao lưu với các bạn học sinh - sinh viên.
Nhưng tôi luôn chọn lọc và hát cái mình hiểu, hiểu cái mình truyền tải. Nếu vì lợi ích trước mắt, tôi sẽ xây dựng hình tượng “một chàng ca sĩ sôi động”, hát những ca khúc trẻ trung để được giới trẻ yêu mến, nhưng đi ngược lại con đường âm nhạc mình yêu thích thì cũng sớm rơi vào quên lãng mà thôi.
Đứng ở góc độ là một nghệ sĩ nước ngoài, tôi thấy âm nhạc VN vẫn đang phát triển với những giá trị cũ - mới đan xen vào nhau. Quốc gia nào cũng mong muốn sự phát triển song song như vậy.
Vấn đề là ca sĩ, nhạc sĩ hãy tôn trọng nhạc Việt như tôn trọng chính bản thân mình thì nhất định sẽ không lạc lối. VN có nhiều nghệ sĩ tài năng. Nhưng tiếc là những tài năng đó đang tự cạnh tranh nhau trong một môi trường nhỏ. Tôi nghĩ sẽ có nhiều nghệ sĩ VN tỏa sáng trong khu vực và thế giới nếu làm nghề nghiêm túc, có đầu tư và định hướng đúng đắn.
Tiến sĩ Paul Weinig (viện trưởng Viện Goethe TP.HCM): Nhiều ca sĩ không được đào tạo bài bản Tôi thấy có rất nhiều thể loại nhạc giải trí ở VN như pop, hip hop hay karaoke và mọi người đều thích hát. Tuy nhiên, nhiều người trong số các ca sĩ rất có năng khiếu nhưng do không được đào tạo về âm nhạc nên chỉ có thể hát nhạc giải trí. Rất ít người hát nhạc jazz và cổ điển, điều này cũng dễ hiểu vì những thể loại này đòi hỏi ca sĩ phải có kỹ năng rất cao và được đào tạo bài bản. Tôi thấy rất đáng tiếc là trẻ em và những người trẻ hầu như không được học nhạc đầy đủ ở trường học và chỉ có thể cảm nhận âm nhạc thông qua những gì họ nghe thấy hằng ngày. Họ không có cơ hội tìm hiểu và hiểu được những cấu trúc âm nhạc phức tạp để có thể phát triển được tư duy và tâm hồn âm nhạc trong đầu. Đây cũng là lý do họ khó có thể sáng tạo trong lĩnh vực này. Theo tôi, trường học ở VN cần tăng cường giảng dạy những môn học như âm nhạc và nghệ thuật để nâng cao tiềm năng cho học sinh. Nước Đức nổi tiếng với di sản âm nhạc cổ điển. Tôi muốn tạo ra cơ hội để khán thính giả Sài Gòn có thể thưởng thức thể loại tuyệt vời này. Một điều tôi muốn nhấn mạnh là âm nhạc cổ điển có thể mang lại cho khán giả trí tưởng tượng phong phú, những thế giới mới được hình thành trong đầu. Điều này nhạc pop không làm được. Tôi tin rằng ở nước ngoài thì nhạc pop của VN sẽ không thành công. Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ. Một cản trở nữa là ca sĩ nhạc pop của VN thông thường không sáng tác những bài hát riêng mà chỉ hát lại sáng tác của người khác, như vậy khó có thể thành công ở nước ngoài. Ngoài ra họ còn thiếu những nền tảng âm nhạc trên lý thuyết và thực hành bởi không được đào tạo âm nhạc căn bản. Họ không có hiểu biết về lịch sử và những danh mục âm nhạc trên thế giới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận