12/08/2013 00:01 GMT+7

Nuôi heo không ô nhiễm

HỮU ANH (Tiền Giang)
HỮU ANH (Tiền Giang)

TT - Bẵng đi một thời gian khá lâu, bà con lại thấy chú Ba nuôi heo lại. Nhưng thật kỳ lạ là cả xóm không còn phảng phất mùi phân heo nữa.

Gia đình tôi sống trong xóm lao động nghèo vùng ven thị trấn. Do cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình trong xóm tranh thủ tận dụng thức ăn thừa để nuôi heo nhằm thêm thu nhập. Mỗi nhà nuôi vài ba con, riêng nhà chú Ba tranh thủ mảnh vườn nhỏ phía sau xây chuồng nuôi hàng chục con. Kể từ đó, tiếng kêu eng éc và mùi hôi thối từ phân heo luôn là nỗi ám ảnh của cả khu phố. Thức ăn thừa cùng phân heo nhà nào cũng mặc sức tuôn xuống cống rãnh, gặp lúc thủy triều lên hay vào đợt mưa dầm, dòng nước đen từ cống dâng lên ngập hết các con hẻm, đường đi trong xóm. Do bì bõm lội trong dòng nước ô nhiễm đó, từ trẻ con đến người lớn chân ai cũng bị ghẻ ngứa, muỗi mòng xuất hiện dày đặc. Vào mùa nắng, chuồng heo nào cũng bốc mùi nồng nặc khiến những hộ xung quanh không thể chịu nổi. Nhiều bức xúc, phiền phức đã xảy ra làm mất tình làng xóm chỉ vì nuôi mấy con heo.

Chính quyền địa phương mời những hộ nuôi heo lên họp nhiều lần, phân tích tác hại của việc ô nhiễm môi trường ở khu phố, buộc họ phải làm cam kết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để hạn chế mùi hôi thối. Rồi sau đó do giá cả bấp bênh, lại xảy ra dịch lở mồm long móng nên hầu hết người dân trong xóm đều phá chuồng, không nuôi heo nữa, ngoại trừ hộ chú Ba. Tuy nhiên, cuối cùng chú cũng không chịu nổi những cái nhìn thiếu thiện cảm của bà con trong xóm, và nhất là mấy đứa cháu nội, ngoại mỗi lần về thăm than hôi thối, chú đành bán những con heo cuối cùng. Khi chú Ba vừa bán xong ba con heo cuối cùng, những người xung quanh không ai nói ra nhưng mừng ra mặt.

Ban tổ chức cuộc thi “Sống xanh” đã nhận được bài dự thi của các bạn Nguyễn Thị Bé, Tô Bích Ngọc, Song Nguyễn, Trần Văn Tám, Thanh Tùng (TP.HCM), Phạm Mạnh Cường, Trịnh Minh Nguyệt, Phan Văn Tuấn (Hà Nội), Nguyễn Thị Kim Oanh (Nha Trang), Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu), Phương Lan (Đồng Nai), Khả Doanh (Vũng Tàu)...

Thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi là cuối ngày 15-8-2013. Mong nhận thêm tác phẩm dự thi qua địa chỉ thisongxanh@gmail.com (thi viết) và http://tuoitre.vn/song-xanh/ (thi ảnh).

Ban tổ chức

Bẵng đi một thời gian khá lâu, bà con lại thấy chú Ba nuôi heo lại. Nhưng thật kỳ lạ là cả xóm không còn phảng phất mùi phân heo nữa, tiếng la eng éc cũng thưa dần. Thế là mọi người kéo đến xem để học tập kinh nghiệm. Chú vui vẻ khoe: Năm ngoái được Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện giới thiệu, chú tham quan mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học tại tỉnh Đồng Tháp và về cải tạo chuồng trại, áp dụng ngay cách làm. Nói là đệm lót sinh học chứ thật ra là những thứ phế phẩm mà bà con ai cũng tìm được, rẻ tiền, bao gồm hỗn hợp mùn cưa, bột xơ dừa, trấu, cám gạo trộn với chế phẩm vi sinh tạo ra mỗi đệm dày 50cm. Tính ra chi phí để trang bị đệm lót sinh học không cao: với chuồng nuôi rộng 8m2 chỉ tốn khoảng 800.000 đồng. Qua một đợt chăn nuôi có thể tái sử dụng 50% đệm lót, lớp đệm thải ra làm phân bón cho cây trồng.

Chú Ba nói nuôi heo theo cách này niềm vui lớn nhất là không còn mùi hôi thối làm phiền bà con, lại nhẹ công lao động do không phải tắm heo, rửa chuồng và quét dọn, tiết kiệm điện, nước. Bên cạnh đó, chuồng nuôi có không khí sạch cũng giảm vi sinh vật gây bệnh, vật nuôi phát triển tốt. Nhìn đàn heo lứa hơn chục con trong chuồng nhà chú, ai cũng thấy ham. Bà con “tham quan” xong khen chú Ba nhạy bén trong việc “nuôi heo giữa phố mà không có mùi hôi”. Cô Tám nắm tay chú lắc lắc: “Chú hay thiệt. Để tôi về kêu thằng Hai làm chuồng nuôi giống chú liền”.

Thế là mô hình của chú Ba được các hộ nuôi heo trước kia cũng như mới phát sinh áp dụng ngay. Nhiều chuồng trại được sửa sang lại hoặc làm mới, chủ yếu cần cao ráo, thông thoáng để tiện việc nuôi bằng đệm lót sinh học. Cứ một, hai ngày, họ “đảo chuồng” một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Hiệu quả mang lại rõ rệt: chuồng heo sát ngay nhà ở nhưng không còn mùi nữa, heo cũng lớn nhanh, ít dịch bệnh, giảm được chi phí đầu vào, nhiều hộ đã bắt đầu thoát nghèo. Chưa hết, những ai có vườn cây ăn trái ở quê cũng đỡ phải tốn tiền mua phân hóa học vì các chất đệm lót sau thời hạn từ chín tháng đến một năm được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Cuộc sống trong xóm giờ đây lại sung túc, yên bình, không còn đơn thư khiếu kiện về vấn đề ô nhiễm môi trường nữa.

Đơn vị phối hợp tổ chức

hVVoreLW.jpgPhóng to
HỮU ANH (Tiền Giang)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên