Làm thế nào để tình trạng này không còn tiếp diễn, ở môn sử cũng những môn khác là điều nhiều bạn đọc băn khoăn.
Phóng to |
Thí sinh ở TP.HCM tranh thủ coi bài trước khi bước vào phòng thi tốt nghiệp THPT năm 2012 - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ |
TTO xin trích đăng:
+ Chúng ta đã quá quen với việc chạy theo thành tích rồi. Tôi thiết nghĩ Bộ Giáo dục-đào tạo không cần thiết phải báo môn thi tốt nghiệp sớm như thế. Bắt buộc các em phải học rải đều tất cả các môn thi. Việc lấy 5 điểm đối với thi tốt nghiệp là điều cơ bản mà bắt buộc các bạn HS phải đạt được nếu muốn tốt nghiệp. Phải nhìn nhận thực tế là thi cử của chúng ta quá dễ dẫn đến chất lượng của các em quá kém vẫn tốt nghiệp được.
Mai Thế Hiển (thehien_kt@...)
Hãy xem lại cách dạy môn sử: thầy cô giảng nhồi nhét, đọc rồi chép, học thuộc lòng, khảo bài... rồi sau đó là quên! Trịnh Quang Tiến (trinhquangtien@...) |
+ Từ lâu HS có thái độ xem nhẹ các môn không thi tốt nghiệp, phân biệt môn chính-môn phụ. Khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi TN, nhà trường cũng đôn đốc giáo viên dạy cho xong chương trình các môn không thi TN để thời gian tập trung cho các môn thi TN.
Do vậy, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT cho thi tất cả các môn với hình thức thi, nội dung thi phù hợp để khỏi năm nào bộ cũng công bố môn thi TN, HS xem nhẹ và không học các môn không thi TN.
ALD (ald@...)
+ Vấn đề này là hậu quả của các chính sách về giáo dục, sự quản lý và điều hành - dạy - học - thi, chương trình học cùng nội dung sách giáo khoa... Xin đề xuất một số giải pháp:
- Học bao nhiêu môn thì thi bấy nhiêu môn. Đồng thời phải xem xét lại:
a/ Chương trình tất cả các môn học - đưa lên bàn cân với sức tiếp thu của các học sinh và số giờ lên lớp
b/ Năng lực người dạy và đồng lương hằng tháng so với giá sinh hoạt - hệ quả vấn đề học thêm và dạy thêm
c/ Bỏ các chỉ tiêu thi đua đăng ký dạy và học - chính đây là nguyên nhân của bao nhiêu vấn nạn... cạnh tranh giữa thi đua các tỉnh về chuyện thi học sinh giỏi... đưa đến bao nhiêu hệ lụy mà học sinh phải gánh chịu, phụ huynh oằn lưng vì bao nhiêu khoản thu vô bổ, không thể tính đếm hết được. Chuyện phổ cập giáo dục ở các cấp với con số gần như tuyệt đối, nên mạnh dạn xóa hẳn những vụ việc báo cáo lấy “điểm” này, mà nên nhìn thực tế con số học sinh bỏ học, nguyên nhân vì sao bỏ học.
Một căn bệnh phải có gốc bệnh. Gốc của vấn đề phải được công khai nhìn nhận và quyết tâm nhổ cái gốc bệnh thì may ra mới có thể chữa lành bệnh được. Còn nói để mà nói cho qua cơn, vô tình cũng lại lâm vào chỗ đối phó từng cơn thì chẳng bao giờ thoát ra được. Học không phải là nhồi nhét! Tâm sinh lý của một sinh vật phải thoải mái, phải có hứng thú, phải có thích thú, phải có say mê khám phá cái mới... thì đó mới gọi là học, học phải được hỏi, được biết thêm nhiều điều mới lạ. Học không phải là đóng khuôn, rập khuôn...
Đỗ Thị Dung (dothidungtmt@...)
+ Tôi là 1 giáo viên. Nói thực, tôi thấy chúng ta đòi hỏi quá nhiều ở các em. Quá nhiều môn học, mỗi môn lại mang một khối lượng kiến thức quá lớn. Chỉ nói riêng môn sử, các em phải học tất cả các sự kiện, các chiến dịch, địa danh, ngày tháng. Hãy đặt mình vào vị trí các em, các bạn sẽ thấy áp lực như thế nào. Cách kiểm tra thi cử lại thiên về hình thức trả lời máy móc, bắt buộc các em phải học vẹt.
Lê Trần Quốc Tuấn (letranquoctuan@...)
TTO tổng hợp
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận