Đó là những ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn báo Tuổi Trẻ Online sau khi đọc bài "Nông dân Bến Tre ồ ạt chặt dừa".
Phóng to |
Giá dừa xuống thấp, nhiều nông dân ở Bến Tre chất đống dừa quanh nhà chưa bán - Ảnh: Quang Vinh |
Từ giá gốc đến người tiêu dùng quá chênh lệch
Giá tại gốc 800 đồng/trái, 12 trái dừa chưa mua được 1kg gạo. Đọc mà thấy xót cho bà con nông dân xứ dừa. Thử hỏi với giá thành như vậy, làm cách nào bà con mình có thể sống và bảo tồn giống dừa được?
Cần phân biệt giá dừa xiêm và dừa ta Xin các bạn chú ý: không nhầm lẫn giá dừa xiêm với dừa ta rồi, loại dừa trong báo đề cập là dừa ta. Thực tế thì giá dừa Bến Tre giảm 10 lần so với năm rồi nhưng giá bán dừa nạo tại TP chỉ giảm có 10% thôi. |
Thương lái (nhất là thương lái Trung Quốc) mặc sức ép giá khiến nông dân cam chịu. Quá nghịch lý khi người trồng đổ mồ hôi sôi nước mắt, còn người bán ung dung bỏ tiền vào túi.
Một ví dụ điển hình: dừa thừa sản lượng, giá không thể rẻ hơn, thế nhưng vào quán uống nước kêu 1 trái dừa giá từ 10.000-15.000 đồng, vậy khoản chênh lệch đó đi đâu mà người trồng phải chịu thiệt thòi mấy chục năm nay?
Thiết nghĩ, có khi đến lúc ngành chức năng vào cuộc e rằng đã muộn, xứ dừa có thể trở thành dĩ vãng...
Giá dừa Bến Tre giảm thê thảm nhưng giá dừa TP.HCM vẫn cao
Giá dừa khô tại Bến Tre giảm thê thảm nhưng giá dừa nạo bán tại các chợ ở TP.HCM không giảm. Cách đây nhiều năm tôi thấy tại siêu thị Co.op Mart có bán sản phẩm dừa khô nạo sấy đóng gói nhưng giá cao quá khó tiêu thụ, tại sao doanh nghiệp không giảm giá thành để tiêu thụ ít ra cũng trong giai đoạn này.
Đừng quên kinh tế vi mô của bà con mình
Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển và phát triển bền vững khi đời sống của mọi tầng lớp, trong đó có nông dân, được chăm lo và bảo đảm. Cạnh đó, mọi chính sách phát triển của Nhà nước phải len lỏi vào được tận mọi ngóc ngách của xã hội.
Phát triển kinh tế vĩ mô là cần thiết và lâu dài, tuy nhiên với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", Nhà nước không thể bỏ qua kinh tế vi mô, nhỏ lẻ.
Bà con mình nên liên kết Theo tôi, bà con nên kết hợp để thay phiên nhau (như bà con miền Trung bán hàng gánh ấy) tập kết dừa để chở thẳng lên thành phố bán. Ở TP.HCM tôi thấy dừa rất mắc, thậm chí khi kho thịt kho tàu nhiều gia đình chỉ kho với nước chứ ngán tiền mua vài trái dừa (gần 10.000 đồng trở lên). Mong bà con mình tìm được hướng mở để cải thiện cuộc sống. |
Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay người nông dân đang tự bơi trong nền kinh tế vi mô, nhỏ lẻ của mình. Bài toán "nuôi con gì, trồng cây gì" vẫn là khó giải đối với nông dân.
Địa phương nào cũng có cơ quan quản lý ngành nông nghiệp nói chung, nhưng quy hoạch ngành này ra sao lại là chuyện khác. Có vẻ như chính quyền nhiều địa phương hiện nay chỉ dừng lại ở vai trò quản lý mà chưa thật sự tìm ra lời giải cho bài toán quy hoạch của nông dân.
Trong rất nhiều dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, không khó tìm ra vô số những thuật ngữ sáo rỗng và trùng lắp, nào là xác định A là loại cây trồng/ vật nuôi/ nền kinh tế chủ chốt của tỉnh, B là loại cây trồng/ vật nuôi/ nền kinh tế then chốt, C là loại cây trồng/ vật nuôi/ nền kinh tế mũi nhọn, D là loại cây trồng/ vật nuôi/ nền kinh tế đột phá...
Chính quyền với đội ngũ những nhà khoa học với lượng tri thức nhất định còn loay hoay thì nông dân sẽ giải làm sao được bài toán mà đối với họ thật sự rất quá tầm?!
Hậu quả
Theo tôi biết, giá dừa khô ở Bến Tre thời điểm hiện nay so với năm trước đã giảm từ 8-10 lần, trong khi đó giá bán sản phẩm chế biến từ dừa chỉ giảm có phân nửa. Vấn đề không nằm ở chỗ giá thế giới giảm mà đó chỉ là lý do người ta vin vào để đổ lỗi mà thôi.
Những năm trước khi giá dừa thế giới còn cao, tỉnh lo đánh thuế vào các tàu nước ngoài cập cảng thu mua, còn các công ty chế biến dừa của Bến Tre chỉ lo ép giá nông dân để thu lợi nhuận nhiều dẫn đến không thu mua đủ nguyên liệu sản xuất, không mở rộng thị trường xuất khẩu.
Kết quả hiện nay dừa Bến Tre không tiêu thụ được là hậu quả tất yếu mà thôi.
Bổn cũ soạn lại
Lại luẩn quẩn bài toán nuôi trồng. Bao giờ Nhà nước mới giúp được nông dân thoát nạn này? Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có định hướng gì cho dân sau vài thập niên luẩn quẩn? Hãy lo cho dân thiết thực hơn thay vì thành lập các khu công nghiệp bỏ hoang.
Bình tĩnh!
Rất chia sẻ với những khó khăn của bà con trồng dừa, nhất là ở Bến Tre trong thời điểm hiện nay. Nhưng đó là quy luật cung cầu nên mong bà con trồng dừa hãy bình tĩnh, sáng suốt trong các quyết định của mình, tránh tình trạng đốn bỏ dừa một cách ồ ạt rồi có khi phải tiếc nuối (trước đây đã từng xảy ra).
Và với chỉ đạo của lãnh đạo NHNN chi nhánh Bến Tre, tôi rất đồng tình và hoan nghênh; đồng thời mong muốn chủ trương này sớm được triển khai đến người dân trồng dừa. Và quan trọng hơn, chính quyến các cấp và ngành nông nghiệp Bến Tre cần có định hướng, quy hoạch lại việc trồng dừa, tránh tình trạng lúc thiếu cầu lại thừa cung và ngược lại lúc cần cung lại thiếu cầu.
Cây dừa không thể thiếu ở Bến Tre và người trồng dừa không phải khổ là điều mà người dân xứ dừa luôn mong muốn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận