Phóng to |
Không tin nổi
Một nước nghèo như nước ta, nơi có nguồn nhân công rất rẻ mà làm 1km đường đắt hơn nước Mỹ, gấp gần hai lần so với các nước trong khu vực, mà chất lượng lại tệ. Tôi chỉ muốn hỏi có thật số tiền đầu tư cho làm đường, cho việc giải phóng mặt bằng lớn như thế không, hay phải chi cho nhiều thứ không tên khác?
Quản lý lỏng lẻo
Là người dân, ai cũng rất bức xúc khi nhìn thấy cảnh Nhà nước đầu tư biết bao nhiêu tiền của nhân dân thu từ thuế vào việc làm đường. Thế mà chi phí làm 1km đường quá cao nhưng chất lượng công trình lại kém, chưa đưa vào sử dụng đã hư. Vấn đề này có thể từ hai nguyên nhân. Thứ nhất là sự quản lý đối với các công trình còn lỏng lẻo, do thiếu năng lực quản lý và thiếu cả trình độ chuyên môn. Thứ hai là sự tiềm ẩn từ cơ chế xin cho, móc ngoặc, thậm chí tham nhũng. Chính vì thế, một công trình với mức đầu tư lớn nhưng có thể đã có một phần “chạy” vào túi riêng một số ít người, dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu. Chính phủ cần có một cơ quan kiểm tra độc lập để rà soát các công trình, chấn chỉnh kịp thời những công trình có vấn đề.
Nghiêm trị tiêu cực
Nước ta còn rất nghèo, cơ sở hạ tầng giao thông còn quá kém, không đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng các công trình giao thông là hết sức cần thiết, nhưng điều ai cũng biết và ai cũng nói đó là vấn đề giám sát và quản lý chất lượng công trình thì còn nhiều yếu kém, nếu không nói có sự tiêu cực từ nhiều phía, từ nhiều cấp để rồi hậu quả là nhân dân và Nhà nước phải gánh chịu phần tiêu cực này. Tôi nghĩ ta có thể khắc phục được tình trạng này nếu Nhà nước quyết tâm xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc tiêu cực đã phát hiện, chấn chỉnh việc đấu thầu để không có tình trạng trúng thầu không bằng năng lực xây dựng. Đa số người dân còn nghèo lắm, phải gánh chịu trả nợ cho vấn đề tiêu cực và phải gồng gánh không biết bao nhiêu loại phí giao thông. Các cơ quan chức năng hãy làm đúng nhiệm vụ của mình để người dân có lại niềm tin khi đi trên những con đường mới xây dựng.
Cần đường đạt chất lượng
Đường cao tốc mới đưa vào sử dụng đã sửa chữa, giặm vá nhiều lần thì sao được gọi là công trình có tiêu chuẩn cao? Giá thành xây dựng lại cao gấp 1,5-2 lần so với nhiều nước trong khu vực thì quả là khó chấp nhận.
Người dân không cần bộ trưởng xin lỗi mà điều chúng tôi cần là những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ tính mạng hàng triệu con người đang phải hằng ngày đi trên những con đường “mới làm đã hỏng”. Chúng tôi có thể sống trong sự thiếu thốn về vật chất nhưng không thể chịu đựng nổi sự mất mát người thân một cách oan ức trên những con đường xuống cấp như thế.
Khắc phục hư hỏng ở 6 dự án cầu đường Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD & CL CTGT - Bộ GTVT) vừa có báo cáo tóm tắt lên Bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng của sáu dự án, trong đó có ba dự án đường cao tốc là đại lộ Thăng Long, Cầu Giẽ - Ninh Bình và TP.HCM - Trung Lương. Về các hư hỏng, khiếm khuyết ở đại lộ Thăng Long, Cục QLXD & CLCTGT cho biết đến nay đã cơ bản khắc phục. Cụ thể công tác bù vênh, tạo phẳng và thi công lớp bêtông tạo nhám đã đạt 46,3/57,3km; hệ thống thoát nước liên quan đến ngập úng cục bộ đã thi công xong khoảng 95% khối lượng. Đồng thời Ban quản lý dự án Thăng Long cũng phối hợp các cơ quan báo cáo TP Hà Nội chỉ đạo xây dựng hệ thống thoát nước của các khu đô thị xung quanh đại lộ Thăng Long đảm bảo không thoát nước trực tiếp vào đường gom và hệ thống thoát nước của đại lộ. Về hiện tượng nứt mặt hầm bêtông ximăng tại km7+538 đã triển khai xử lý xong với hai đoạn đường của hầm chui đường sắt và qua theo dõi đến nay đã ổn định. Riêng phần sửa chữa mặt đường hầm cao tốc dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2012. Tuy nhiên, đến nay cơ quan chuyên môn vẫn chưa có đánh giá chính thức về nguyên nhân nứt lớp bêtông ximăng tại hầm chui đường sắt. Với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cục QLXD & CLCTGT đánh giá trên 20km khai thác tạm đến nay không có hiện tượng hư hỏng kết cấu mặt đường, không sạt mái taluy nền đường, đảm bảo thoát nước. Chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu khắc phục các tồn tại về độ bằng phẳng mặt đường, lún đầu cầu đầu cống, lan can phòng hộ và cây xanh trồng trong dải phân cách, rút kinh nghiệm để thực hiện toàn tuyến còn lại đang thi công. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến thời điểm này đã cơ bản thực hiện xong toàn bộ việc cào bóc bêtông nhựa bị hư hỏng và thi công lại 15.644m2, đạt 75% (khoảng 18.000m2) lớp bêtông nhựa tạo nhám. Với dự án cầu Thanh Trì và cầu Thăng Long, tình trạng hư hỏng lớp bêtông nhựa trên mặt cầu Thăng Long, lồi lõm bêtông nhựa trên mặt cầu Thanh Trì vẫn đang trong quá trình tìm đối tác có kinh nghiệm để có phương án sửa chữa chính thức. Đến thời điểm này, việc xử lý lớp bêtông nhựa trên mặt cầu Thanh Trì bị lồi lõm, tư vấn, nhà thầu đã sửa chữa, thảm lại mặt đường và cầu bị lồi lõm với tổng chiều dài 3.529m. Về giải pháp xử lý lâu dài, Ban quản lý dự án Thăng Long đã chỉ đạo tư vấn thực hiện công tác kiểm toán, tính toán lại kết cấu mặt đường theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Hiện tư vấn dự án và các chuyên gia Nhật Bản đang triển khai thí nghiệm vệt hằn bánh xe trên lớp bêtông nhựa để đánh giá và đề xuất biện pháp thực hiện. Riêng tình trạng hư hỏng lớp bêtông nhựa mặt cầu Thăng Long, đến nay các nhà thầu tiếp tục sửa chữa để đảm bảo giao thông êm thuận trên cầu với tổng diện tích đã sửa chữa khoảng 340m2. Hiện Tổng cục Đường bộ và các cơ quan liên quan đang làm việc với một công ty có kinh nghiệm về công nghệ thi công lớp bêtông nhựa SMA phủ mặt cầu để xây dựng phương án, giải pháp khắc phục triệt để. Với dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 48-2 đoạn Yên Lý - Nghĩa Thuận, hiện đã hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường ở km0 - km8. Còn đoạn km8 - km18 đã sửa chữa đạt 90% và dự kiến hoàn thành toàn bộ trước ngày 15-5. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận