Phóng to |
Mua bán mũ bảo hiểm kém chất lượng trên đường Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM - Ảnh: THUẬN THẮNG |
* Bắt MBH không đạt chuẩn là nhiệm vụ của quản lí thị trường, không thể để CSGTđi bắt mũ giả. Nếu quản lí thị trường làm tốt thì thị trường không có mũ kém chất lượng và dân sẽ không đội mũ kém chất lượng.
* Nhà nước có nhiều cơ quan chức năng mà không quản lý nổi việc sản xuất và bán MBH giả, bây giờ đổ hết trách nhiệm xuống người dân, vậy là sao?
* Trong khi các nhà quản lý chất lượng chưa phân biệt thật-giả (chính ông Trần Văn Vinh thừa nhận "hiện nay có nhiều loại mũ được sản xuất, nhập khẩu và bày bán công khai trên vỉa hè rất nhiều có hình dáng giống MBH khiến người tiêu dùng, thậm chí cả cơ quan chức năng, đều nhầm lẫn"), vậy người dân làm sao phân biệt được? Công an muốn phạt tiền dân đội mũ giả, nhưng người dân nói mũ thật thì sao, công an vẫn phạt?
* Một cơ sở sản xuất MBH hay nón thời trang mang dáng dấp MBH dù thủ công lắm thì cũng có dây chuyền sản xuất, cũng có nhân công, nhân lực, máy móc... Chẳng lẽ các cơ quan quản lí thị trường, chính quyền địa phương không biết? Chưa kể bất cứ một sản phẩm nào tham gia thị trường cũng phải đăng kí và cấp phép mới được lưu thông. Vậy nếu thị trường tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng để người tiêu dùng sử dụng thì lỗi đâu phải ở người dân mà phạt họ? Có chăng là "thổi còi" các cơ quan chức năng.
Nếu điều này được ban hành, thì sau này lẽ nào có quy định "Đi xe máy đổ xăng "dỏm" sẽ bị phạt"? |
Với hàng nhập khẩu chính ngạch cũng vậy. Phải kiểm tra dán nhãn nhập khẩu, kiểm định đàng hoàng. Còn hàng lậu thì tịch thu, tiêu hủy. Còn để hàng lậu tràn lan thì xem lại trách nhiệm của các cơ quan "gác cửa" biên giới.
* Kính thưa ông Trần Văn Vinh và các cơ quan ban ngành quản lý, bằng mắt thường các vị có dám chắc với người dân là phân biệt được giả thật không? Chưa nói, khi chúng ta siết chặt quản lý thì mức độ giả mạo càng tinh vi hơn.
Tại sao lại bắt người dân chúng tôi chỉ với mắt thường phải phân biệt được giả thật?
Các cơ quan phải siết chặt quản lý, kiểm tra đồng loạt các cơ sở kinh doanh, sản xuất MBH để giảm tối đa mũ giả, mũ kém chất lượng đến tay người dân.
Nếu căn cứ vào tem dán trên mũ, sẽ kích thích các cơ sở sản xuất mũ giả, mũ kém chất lượng tăng cường độ giả của tem đến mức dân không biết đâu mà lần. Có phải là khiến tình hình càng phức tạp không?
* Tôi đề nghị cơ sở sản xuất hạ giá thành nón chính hãng xuống, và có những mẫu phù hợp cho người tiêu dùng thì những chiếc mũ nhái sẽ không có đất dung thân thôi.
* Nếu phạt thì dựa vào tiêu chuẩn nào? Và ai là người dám nói dân đang đội mũ kém chất lượng?
* Mũ bảo hiểm "nhái"/kém chất lượng được bày bán - nhập khẩu - sản xuất trên thị trường rất nhiều. Tại sao không bắt - quản lý ngay từ nguồn "Cung" mà lại đánh vào "Cầu"? Người dân thì làm sao có thể phân biệt được thật giả; cho dù là thật, qua một thời gian sử dụng cũng đâu thể còn nguyên tem kiểm định.
* Vấn đề thời trang là đương nhiên, làm MBH phải tính đến việc này, mũ vừa an toàn lại vừa đẹp hợp thời trang thì không chết yểu đâu. 30 triệu người phải đi mua MBH lại lần nữa, thật là tốn kém.
* Nhà tôi cũng như nhiều người khác đã sử dụng MBH từ nhiều năm nay. Những mũ này vẫn còn tốt nhưng vì thời gian đã lâu nên không còn tem hợp chuẩn nữa (bị rớt, bong, trầy). Vậy làm sao chứng minh được là mũ thật hay giả khi bị kiểm tra. Kể cả mũ mới nếu bong tem thì chẳng lẽ mua mũ mới mà tem thì có ai bảo hiểm cho nó đâu?!!
* Vì có thể người mua (người tiêu dùng) khó biết được mũ thật giả, Nhà nước nên khuyến cáo người tiêu dùng khi mua mũ nên lấy hóa đơn. Căn cứ trên hóa đơn, Nhà nước truy đến người bán để phạt, tránh phạt người tiêu dùng (oan ức). Điều này cũng góp phần làm người bán không dám kinh doanh hàng giả (nhái).
* Tôi nghĩ cứ phạt mạnh tay những người xài MBH thời trang mang tính chất đối phó thì họ sẽ không dám mua, và như thế các cơ sở sẽ không sản xuất nữa. Quy định đội MBH có đã lâu nhưng tình trạng chấn thương sọ não vẫn còn do người dân không coi trọng việc bảo vệ tính mạng của chính mình mà chỉ chạy theo cái đẹp. Khi tai nạn xảy ra có hối tiếc cũng đã muộn.
* Thay vì đi bắt 100 kẻ bán mũ bảo hiểm dỏm thì lại huy động lực lượng đi bắt 1000, 10.000 người đội mũ dỏm, việc nào hợp lý và khả thi hơn ? Đáng lý giải quyết vấn đề từ gốc (sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và mua bán mũ dỏm) thì lại chạy theo chặt phần ngọn (người sử dụng).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận