Nghiệp dư
Cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa dùng một công cụ thô sơ và chẳng liên quan gì đến ngành để quản lý có vẻ rất nghiệp dư.
Theo tôi, cần một dụng cụ “bắt” xe đua giảm tốc độ dẫn đến những xe này dừng lại hẳn. Nếu có được công cụ này, không những giúp cảnh sát giao thông khống chế người đua xe mà còn giúp lực lượng công an trong nhiều vụ việc, trong đó có cả bắt cướp giật.
Người dân không phải là cá
Tôi thấy biện pháp này rất nguy hiểm và phản cảm. Nhìn các anh cầm lưới đứng đường quăng vào xe mất đi hình ảnh nghiêm minh của pháp luật mà ở đây các anh là đại diện, và một điều nữa rất quan trọng: người dân không phải là cá.
Nên đặt hàng nhà khoa học
Đua xe là một việc hết sức nguy hiểm và cần phải xóa bỏ triệt để. Nếu công an muốn có sự an toàn cao hơn, nên liên lạc với các nhà khoa học để họ chế tạo ra loại công cụ đặc dụng thì tốt hơn. Ngoài ra nên đưa ra văn bản hành chính để hợp pháp hóa hình thức này.
Đồng tình
Tôi rất đồng tình với sáng kiến nhanh - gọn - lẹ này. Nhân đây tôi đề xuất Bộ Công an nên làm những thảm đinh (giống như nước ngoài) để tăng cường trấn áp bọn đua xe trái phép. Khi xe đua chạy ngang qua thảm đinh lốp xe sẽ xẹp. Chúng ta cần mạnh tay hơn đối với đua xe để trả lại sự bình yên cho đường phố và tăng thêm hiệu quả giảm thiểu tai nạn giao thông.
Rất hiệu quả
Tôi thấy đây là giải pháp tạm thời mà hiệu quả nhất dù hơi thiếu chuyên nghiệp. Trong trường hợp lưới quấn vào gầm sẽ làm xe giảm tốc độ, xe không bị ngã liền và người điều khiển sẽ chủ động khi xe ngã.
Thanh Hóa quyết xử lý nghiêm “quái xế”
Chiều 24-11, trung tá Mỵ Duy Xuân - đội trưởng đội cảnh sát giao thông Công an TP Thanh Hóa - khẳng định: “Trong gần một tháng Công an TP Thanh Hóa tăng cường lực lượng đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, trong đó có biện pháp dùng lưới đánh cá ngăn chặn, bắt các “quái xế”, tình hình vi phạm an toàn giao thông đã giảm hẳn. Các đối tượng đua xe, lạng lách, đánh võng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vào buổi tối không còn hoạt động ngang nhiên, gây bức xúc trong dư luận như trước kia. Đối với 21 trường hợp bị bắt bằng lưới đánh cá (đều bị các lỗi như lạng lách, đánh võng...), Công an TP tạm giữ phương tiện 10 ngày”. Đến ngày 24-11, Công an TP Thanh Hóa đã làm thủ tục xử phạt 11 trường hợp với tổng số tiền phạt hơn 65 triệu đồng, trả phương tiện cho người vi phạm. Còn 10 trường hợp đang chờ đủ 10 ngày tạm giữ phương tiện để xử lý. Ông Xuân cho biết thêm Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Nguyễn Xuân Phi đã có ý kiến chỉ đạo cán bộ, nhân viên của TP không được có hành vi can thiệp, xin cho các đối tượng vi phạm Luật giao thông đường bộ bị công an bắt giữ phương tiện. Nếu ai cố tình can thiệp sẽ bị lãnh đạo TP phê bình. |
Lưới đánh cá không phải công cụ hỗ trợ Ngày 24-11, đại tá Nguyễn Anh Tuấn, phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Bộ Công an, khẳng định lưới đánh cá không phải là công cụ hỗ trợ như trung tá Mỵ Duy Xuân - đội trưởng đội cảnh sát giao thông Công an TP Thanh Hóa - trả lời Tuổi Trẻ. Theo ông Tuấn, việc dùng lưới đánh cá bắt người đua xe là ý tưởng của cảnh sát giao thông Thanh Hóa và khi triển khai việc này, Công an Thanh Hóa đã thông báo lên cục. Hiện việc này đang được Công an Thanh Hóa thực nghiệm, tuy nhiên chưa có cơ sở pháp lý nào để áp dụng. Ông Tuấn cho biết đây là vấn đề phức tạp nên chưa có ý kiến gì thêm. Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết sẽ cho kiểm tra xem Công an Thanh Hóa có đề xuất về vấn đề xem lưới đánh cá là công cụ hỗ trợ chưa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận