Phải làm sao với "lỗ hổng" quy định mức thiệt hại vật chất phải từ 2 triệu đồng trở lên đang khiến nhiều “đinh tặc” thoát bị xử lý hình sự? Cách xử lý ấy làm sao răn đe những "đinh tặc" khác? Cách xử lý ấy liệu có quá máy móc?...
Mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và tiếp tục chia sẻ ý kiến của bạn.
Thả "đinh tặc" vì chưa đủ chứng cứLại thả “đinh tặc”
Phóng to |
Phạm Văn Hải tại Công an P.Linh Trung, Q.Thủ Đức - Ảnh: Anh Thoa |
Xem video "đinh tặc" Phạm Văn Hải bị bắt |
Sinh mạng con người
Lại cái kiểu xử lý nhùng nhằn như vậy. Bình Dương thì xử đinh tặc đến nơi còn TP.HCM thì thả vì không đủ chứng cứ. Vậy nạn nhân chết do cán phải đinh trên các cung đường đó trong thời gian qua thì sẽ như thế nào nếu khi đi kiện?
Sao không căn cứ theo Bộ luật hình sự?
Rải đinh trên đường bộ là hành vi rất nguy hiểm. Tại sao người ta không căn cứ vào quy định về an toàn giao thông đường bộ để xử lý, mà lại chỉ chú ý đến hành vi phá hoại tài sản là một hành vi không có mấy ý nghĩa.
Điều 203 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ".
Khoản 1 gắn việc xử lý hình sự với hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Nhưng khoản 1 chỉ đòi hỏi nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là đủ: "4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm".
Vậy thì tại sao cứ phải đi tìm "hậu quả nghiêm trọng"? Đề nghị các cơ quan tư pháp TP.HCM xử lý hành vi rải đinh theo cách nghiêm khắc nhất mà Bộ luật hình sự hiện tại cho phép.
Bắt cóc bỏ đĩa?
Khi chưa có ai cán đinh thì vẫn có thể buộc tội, chí ít là phá hoại hạ tầng giao thông (có thể sánh ngang với việc đặt chứng ngại vật trái phép, đào đường trái phép, tháo dỡ nắp cống...), cộng với hành vi cố tình gây nguy hiểm đến tính mạng người khác (khi một kẻ có ý định giết người kề dao vào cổ nạn nhân, nhưng nạn nhân được giải cứu kịp thời, chưa bị giết thì tên có định giết người sẽ được xử lý ra sao?).
Như một vài người đã phản ảnh, tội phạm dạng này không thể xử lý nhẹ hơn tội chạy quá tốc độ hay vượt đèn đỏ được! Phạm nhân thì đã được thả, chỉ mong công an có tâm huyết hành động phòng ngừa, tránh tái phạm hoặc phát sinh tội phạm mới.
Phải đưa tội rải đinh vào luật
Phải đưa tội rải đinh vào luật, bắt được quả tang thì phải bị khởi tố. Chúng ta không đợi nạn nhân đến trình báo mới gọi là đủ chứng cứ. Lỡ may nạn nhân cán đinh rồi té và bị chết thì ai đến báo cáo? Và nạn nhân là người đi đường từ phương xa đến biết ai mà báo cáo,họ đi công việc rồi hai ba ngày sau quay lại báo cáo ư?
Phải phạt thật nghiêm để xem họ còn dám rải đinh nữa không. Theo tôi, nếu bắt được quả tang rải đinh sẽ bị phạt tù 2 năm (không nên phạt tiền vì phạt tiền họ không sợ).
Phải đợi có chuyện đau lòng mới xử lý được sao?
Thật quá bức xúc, phải theo dõi và khó khăn lắm mới bắt được đinh tặc, đinh tặc cũng đã khai nhận hành vi và cũng có đầy đủ chứng cứ. Vậy mà phải đợi có nạn nhân, phải đợi có chuyện đau lòng, phải đợi có người bị tai nạn, phải đợi có gia đình đau thương thì mới xử lý được đinh tặc. Thật không hiểu nổi! Vậy những người chết, những vụ tai nạn do đinh tặc gây ra trước đều chưa đủ để ghép tội cho đinh tặc? Đinh tặc sẽ vẫn còn tiếp diễn nếu cứ phải đợi như thế này...
Theo bạn như thế nào là bằng chứng kết tội "đinh tặc"? Làm thế nào để có bằng chứng? Để xử tận gốc nạn "đnh tặc" cần làm gì? Mời bạn đọc gửi ý kiến về vấn đề này. Xin cảm ơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận