Hà Nội: Tai nạn tàu hỏa 9 người chết
![]() |
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc chiều 30-3 - Ảnh ANH QUANG |
1- Nếu có điều kiện và ở những nơi mật độ phương tiện đường bộ tại nơi giao cắt đông, cần xây cầu vượt hoặc hầm chui cho đường bộ. Cách này tối ưu nhất nhưng tốn kém nhất.
2- Phải quy hoạch lại các đường ngang, kiên quyết loại bỏ đường ngang bất hợp pháp do dân tự mở. Các đường ngang hợp pháp không được quá dày hoặc quá thưa. Từ 5km đường sắt mới nên có một đường ngang.
Mật độ hiện nay với 1.542 điểm giao cắt hợp pháp/tổng chiều dài 3.172km đường sắt là quá nhiều, còn thêm 4.725 đường ngang bất hợp pháp thì là cực kỳ nhiều. không thể bảo đảm an toàn khi cứ 500m đường sắt lại có một giao cắt như thế này.
3- Song song với hạn chế đường ngang, cần phải làm các đường gom về các đường ngang hợp pháp thì quy hoạch đường ngang mới có tác dụng. Vừa bảo đảm giao thông đường bộ, vừa bảo đảm hạn chế xung đột giao thông giữa hai loại đường này.
4- Kiên quyết bịt đường ngang tự phát ngay từ khi mới phát sinh, làm rào chắn kiên cố, kể cả ở các đoạn đi qua các khu dân cư để bảo đảm hành lang an toàn. Phải chống lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt ngay tư cấp cơ sở.
5- Để làm được việc này, cần sự điều hành quyết liệt từ Chính phủ đối với các địa phương có đường sắt đi qua. Buộc chính quyền địa phương từ tỉnh đến quận huyện, xã phường phải có trách nhiệm phối hợp với ngành đường sắt thực hiện đúng quy hoạch và lập lại trật tự ở các nơi có đường sắt đi qua.
Nếu chỉ để một mình ngành đường sắt làm thì không thể đủ thẩm quyền và tiềm lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận