Phóng to |
Vào năm 2007 đã xảy ra một trận động đất với cường độ 6,1 độ Richter tại tỉnh Oudomxay (phía bắc tỉnh Xayaburi). Trận động đất vừa qua tuy không có thiệt hại về người và của vì mức độ nhẹ nhưng cũng cho thấy rằng vùng đất phía bắc Lào là vùng có những rủi ro về động đất. Đây là một yếu tố quan trọng cần phải được xem xét, đánh giá trước khi đầu tư xây dựng các công trình lớn như các đập thủy điện có công suất lớn.
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) về xây dựng hồ sơ rủi ro quốc gia Lào đã đánh giá rằng 1/4 diện tích của Lào rơi vào vùng có nguy cơ động đất cao. Những vùng có nguy cơ động đất cao bao gồm các tỉnh Xayaburi, Bokeo, Oudomxay, Luangnamtha và Phongsaly. Trên 30% diện tích quốc gia này nằm trong vùng có nguy cơ động đất trung bình.
Quay trở lại với đập thủy điện Xayaburi, căn cứ vào bản đồ cơn chấn động địa chất ngày 23-2 thấy rằng vị trí của đập Xayaburi nằm hoàn toàn trong vùng ảnh hưởng của trận động đất vừa qua. Đồng thời, đập Xayaburi cũng nằm trong vùng có nguy cơ động đất cao, theo báo cáo của UNDP.
Theo Cơ quan địa chất Hoa Kỳ, có một đường đứt địa chất (xem hình bên trái) chạy dài từ Thái Lan qua đến phía bắc của Lào. Trong đó ta thấy rằng đường đứt địa chất đó rất gần với vị trí của đập Xayaburi và cũng rất gần với các đập Luang Prabang, Pak Lay, Pak Beng và Sanakham.
Bà Premrudee (Tổ chức phi chính phủ TERRA ở Thái Lan) cho biết: “Một nghiên cứu của Trường đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã đánh giá rằng khu vực phía bắc của Lào và Thái Lan có khả năng xảy ra động đất có cường độ 7,2 độ Richter”.
Như vậy, các con đập này đều nằm trong vùng có nguy cơ động đất cao. Điều này nói đến tính an toàn của công trình sẽ không được đảm bảo. Đập Xayaburi, với chiều cao thiết kế 32m, dài 810m, tạo ra vùng hồ rộng 49km2, phía dưới nó còn nhiều đập nữa như Pak Lay, Sanakham, Pak Chom, Ban Koum, Lat Sua... Một khi đập này vỡ, khả năng kéo theo hàng loạt đập phía dưới nó vỡ theo là rất lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận