Phóng to |
Xe hai bánh buộc phải lấn tuyến để tránh xe tải dừng đỗ tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM -Ảnh: L.C.L. |
- (1) Làn dành cho ôtô con và xe khách dưới hoặc bằng 30 chỗ.
- (2) Làn dành cho xe khách trên 30 chỗ và ôtô tải.
- (3) Làn dành cho xe 2-3 bánh.
Quốc lộ 1A nhìn chung còn nhỏ hẹp, lòng đường mỗi chiều rộng 8m, gồm ba làn xe. Trong tình hình đó, ngành giao thông vận tải đã sử dụng vạch đứt quãng làm ranh giới giữa làn (1) và làn (2), nghĩa là các loại xe ở hai làn đường này tạm thời có thể đè lên vạch đứt quãng để vượt nhau.
Thế nhưng, ranh giới giữa làn (2) và làn (3) là vạch liên tục, nghĩa là các loại xe 2-3 bánh khi vượt nhau không được phép đè lên vạch liên tục này. Tuy nhiên làn (3) chỉ rộng 2m nên xe hai bánh vượt nhau đã khó huống gì xe ba bánh. Hơn nữa, hầu hết chiều dài quốc lộ 1A sát lề không có vạch cấm dừng đỗ nên các loại ôtô, thậm chí cả xe container, có quyền dừng đỗ, hậu quả là chẳng những choán hết làn đường của xe 2-3 bánh mà có khi các xe này còn lấn sang làn (2) một phần. Tương tự đối với các trạm dừng đỗ xe buýt được đánh dấu bằng các vạch chéo màu vàng nằm rải rác trên quốc lộ 1A!
Gặp lúc các loại ôtô tải, xe khách và xe buýt đang dừng sát lề và choán hết làn số (3) như thế, xe 2-3 bánh không còn cách nào khác phải lấn sang làn đường bên trái, chấp nhận vi phạm Luật giao thông và có thể bị phạt vì nếu không thì tai nạn giao thông đương nhiên phải xảy ra. Hơn nữa, trên mặt đường quốc lộ 1A vẫn thỉnh thoảng có các ổ gà, ổ voi và các vũng nước đọng mà chủ yếu là ở làn đường số (3), cộng với nạn lấn chiếm lòng lề đường. Gặp các trường hợp đó, xe 2-3 bánh cũng buộc phải lấn sang tuyến trái để tránh tai nạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận