27/10/2010 12:03 GMT+7

Làm gì để ngăn chặn tình trạng nữ sinh đánh nhau?

TÍN NGHỊ
TÍN NGHỊ

TTO - Gần đây, cộng đồng mạng đang truyền đi với cấp số nhân những clip nữ sinh bị đánh hội đồng, lột áo, bắt quỳ xin lỗi, nhục mạ hay hãm hại một cách phi nhân tính... bởi chính các nữ sinh khác hoặc nhóm nữ sinh hư hỏng nghỉ học sớm.

Theo bạn, tình trạng nữ sinh đánh nhau xảy ra là do:
Muốn "chơi nổi", thấy người ta đánh mình cũng đánhThiếu sự giáo dục của gia đìnhThiếu sự quản lý của trường lớpKỷ luật không nghiêm, việc xử lý các vụ đánh nhau trước đó "nhẹ hều"Tất cả các nguyên nhân trênÝ kiến khác

Những hành động đó đã và đang làm hoen ố thực sự hình ảnh trong sáng và dịu dàng của nữ sinh nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại trách nhiệm quản lý và giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta như thế nào trong thời gian qua.

nvFBJT00.jpgPhóng to
Một số hình ảnh nữ sinh đánh nhau trên các trang web (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: internet

Theo tôi, nguyên nhân chính của sự bùng phát các clip nữ sinh bị đánh hội đồng là do sự buông lỏng quản lí truyền thông đối với những trang web teen, blogs… dành cho tuổi mới lớn.

Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông đa phương tiện vô hình chung đã cổ súy cho một lối sống lệch lạc và bạo động của một đại bộ phận thanh thiếu niên mà đặc biệt là nữ sinh trong các đô thị lớn - nơi mà giới trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách hành xử từ cộng đồng mạng như trào lưu “tự sướng”, xăm mình, thú chơi móc khóa hình BCS, … mà nay là tổ chức “xử hội đồng” đề dằn mặt.

Những lí do vây đánh nữ sinh cũng hết sức khôi hài từ chuyện gianh ghét nhau cách ăn mặc, lời nói, thái độ nhưng nhiều nhất vẫn là… do ghen tuông! Có lẽ từ một video clip nữ sinh trung học ở Trung Quốc bị luân phiên đánh đập và lăng mạ do ghen tuông được phát trên trang youtube.com vào đầu tháng tháng 5-2008 đã châm ngòi "nổ" cho những clip nữ sinh đánh nhau ở một số nơi ở nước ta.

Hệ quả đau lòng là không chỉ những nhân vật tham gia đánh hội đồng bị buộc phải thôi học, bị đình chỉ học tập hay bị quản thúc tại địa phương mà chúng còn tạo ra một sức ép dư luận bên lề không không nhỏ cho những người xung quanh.

Chúng ta hẳn chưa quên câu chuyện một hiệu trưởng của một ngôi trường có nữ sinh bị đánh hội đồng đã xin từ chức vì không chịu nổi sức ép từ phía báo chí và cả phụ huynh học sinh.

Nhưng liệu văn hóa trách nhiệm cao đẹp đó có đủ sức ngăn lại hàng loạt clip tương tự đã và tràn ngập trên cộng đồng mạng mỗi ngày?

Làm gì ngăn nữ sinh bị đánh hội đồng?

Chúng ta không thiếu những nội qui của nhà trường hay qui định của pháp luật để phán xử những cá nhân liên quan trong các clip nói trên.

Nhưng điều khó đối phó hơn thái độ bàng quan thậm chí còn phấn khích của một lượng lớn các thanh thiếu niên hiếu kỳ và dùng điện thoại di động để ghi lại rồi đưa lên mạng làm nhức nhối dư luận, băng hoại đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Đáng lên án hơn nữa, khi những cảnh xô xát nữ sinh đã bị các quản trị mạng lợi dụng đặt những lời bình thật “độc” hoặc biên tập thành bí kíp “võ công thượng thừa” từ các đòn hiểm như tụt quần, xé áo, cắt tóc, lột đồ lót ... để câu người người đọc đến những trang web đen của họ!

Theo nhiều chuyên gia tâm lý học đường thì những cảnh bạo lực trên phim ảnh, internet, game có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với thanh thiếu niên.

Ở nhiều quốc gia tiên tiến, để hạn chế những tác động của bạo lực trên ti vi, game online, các trang mạng nếu có nội dung bạo lực thì bắt buộc phải hiển thị thông báo có nhắc nhở tắt máy tivi, hoặc trang web nếu người xem là trẻ vị thành niên.

Chính vì thế mà các cơ quan quản lí truyền thông có lẽ phải có quy định cần thiết về hạn chế cảnh bạo lực trên các nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Về phía nhà trường cần đưa vào nội qui để phổ biến cho học sinh về việc nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi tổ chức đánh hội đồng hay che dấu, cổ súy cho các hành động nói trên.

Cần nhiều hơn nữa những hành động thiết thực của tất cả chúng ta thay vì lo giải quyết những hệ lụy mà các clip nữ sinh bị đánhh hội đồng gần đây đưa lên mạng.

TÍN NGHỊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên