08/09/2010 01:04 GMT+7

Trộm chó bị đánh: Pháp luật phải can thiệp

Ngọc Nam (ngochai0009@...)
Ngọc Nam (ngochai0009@...)

TT - Câu chuyện “Kinh hoàng các vụ giết người trộm chó” trên Tuổi Trẻ 7-9 đã thu hút nhiều phản hồi. Bạn đọc cho rằng người trộm chó phải bị xử tội nhưng để người dân dùng “lệ làng” là rất khó chấp nhận.

Xfjx6vSl.jpgPhóng to

Thật ảo tưởng khi dùng lời lẽ thuyết phục

Quê tôi ở Diễn Trung, Diễn Châu (Nghệ An) mất chó thường xuyên. Bọn trộm chó ngang nhiên bắt chó và còn đe dọa người dân trong xóm làng. Nhiều người vì sợ chúng mà im lặng không dám làm gì. Nhiều vụ bị đánh ở các huyện khác mà chúng vẫn cứ ngang nhiên. Luật pháp thì quá nhẹ và nhiều kẽ hở. Dùng lời lẽ thuyết phục kẻ trộm chó thì thật ảo tưởng, chỉ có giam tù và chế tài nặng mới có tính răn đe.

Quá nặng tay

Ở vùng nông thôn, chó không chỉ là vật nuôi bình thường mà còn là bạn của con người. Một con chó nuôi lâu năm trở nên tinh khôn và được xem như một thành viên trong gia đình vậy! Nhưng để trừng trị một con người bằng án “tử hình” thì quá nặng tay và vô nhân đạo.

Mỗi tối kiếm được cả tiền triệu

Tôi được biết những làng có rất nhiều người chuyên sống và làm giàu bằng cách đi bắt trộm chó, nhiều đối tượng bị bắt và bị đánh tả tơi nhiều lần nhưng vẫn không bỏ nghề vì mỗi tối kiếm được cả tiền triệu. Họ coi đây là một nghề rất dễ kiếm tiền, nếu bị bắt cũng chỉ bị phạt sơ sơ chứ không đi tù. Gia đình ở nông thôn chủ yếu nuôi chó để giữ nhà và để tăng thêm nguồn thu nhập. Còn ở thành phố, nuôi chó là thú vui riêng, có người bỏ ra vài triệu đến cả trăm triệu để mua một con chó, họ chăm sóc rất kỹ lưỡng và là niềm vui của cả gia đình. Nếu bị mất trộm thì có tiếc không? Nhưng nếu bắt được trộm mang nộp công an thì một lát sau lại được tha bổng, ai chả tức.

Pháp luật chưa đến được nông thôn

Đọc bài viết tôi thấy người dân nông thôn chúng ta hành động giống như người dân Haiti sau đợt động đất vừa qua. Ông bà ta đã nói “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cách tốt nhất là hạn chế tệ nạn ở nông thôn hoặc giải quyết công ăn việc làm cho các thanh niên thất nghiệp. Điều đáng quan tâm là qua chuyện này cho thấy pháp luật chưa đến được nông thôn. Nếu họ biết luật, chắc sẽ không hành xử dã man và thiếu tính người như thế!

Cần sửa luật sớm

Nếu đúng có quy định ăn trộm tài sản dưới 2 triệu đồng không bị quy tội và không bị xử lý hình sự thì luật đang có vấn đề và chính điều này đã làm cho xã hội nhiều trộm cắp. 2 triệu đồng đó là gần 1 tấn thóc của người nông dân sau một vụ làm đồng vất vả, là bao vật dụng khác trong đời sống hằng ngày của người dân... Đã là trộm cắp thì dù chỉ là vật dụng nhỏ cũng phải quy tội, phải lên án. Như thế người dân mới bớt trộm cắp, mới chịu lao động để kiếm sống. Còn quy định như trên thì còn nhiều người đi ăn trộm, ăn cắp vì dễ kiếm tiền hơn nhiều so với đi tìm việc.

Người trong cuộc khó kiềm chế

Tôi ở Lâm Đồng, nơi nạn trộm chó hoành hành đã lâu. Chúng không những trộm chó mà còn trộm gà. Người dân rất bức xúc, truy bắt thì bị chúng đánh trả dã man, báo công an cũng không làm gì được. Vì thế tôi hiểu được sự bức xúc dẫn đến đánh chết người như báo nêu. Chính bản thân tôi nhiều lúc bực quá khi đàn gà gần 100 con trong một đêm bị chúng bắt hết. Khi mọi người ở trong hoàn cảnh như chúng tôi sẽ hiểu, khó mà kiềm chế được, thật sự rất bức xúc.

Ngọc Nam (ngochai0009@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên