Phóng to |
Một người dân đang nối dây thép trên ruộng để bẫy chuột trước khi nối với nguồn điện - Ảnh: Nguyễn Đông |
Tình trạng dùng điện bẫy chuột diễn ra phổ biến nhất ở hai xã Thủy Phù, Thủy Lương của thị xã Hương Thủy.
Nghị định 74 của Chính phủ ban hành ngày 26-6-2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có quy định cụ thể: sử dụng điện để đánh bắt cá, bẫy chuột, chống trộm, bảo vệ tài sản, hoa màu hoặc các hành vi khác vi phạm quy định về an toàn trong sử dụng điện bị phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đồng. |
Bẫy là những dây thép nhỏ được giăng ra khắp đồng và nối với bình ăcquy qua bộ phận biến điện.
Khoảng 17g, người dân ra đồng kiểm tra lại các dây thép, nối chúng lại với nhau, đợi đến lúc trời tối hẳn mới đấu dây thép vào nguồn điện. Nhà nào bẫy chuột trên diện tích ruộng của nhà ấy.
“Vẫn biết làm như ri vừa nguy hiểm và vi phạm pháp luật nhưng chuột nhiều như rứa, có dùng thuốc bẫy cũng chỉ được một vài lần rồi chuột không chịu ăn mồi nữa” - ông Phạm Văn L., thôn Lương Hậu, xã Thủy Lương, cho biết.
Để đảm bảo an toàn, bà con thường thức thâu đêm, dùng đèn để ra hiệu, canh chừng người trong làng và người lạ đi vào khu vực bẫy, sáng sớm ra thu chuột mắc bẫy mang đi chôn và dọn bẫy về.
Tuy nhiên, việc bẫy chuột bằng điện lúc nào cũng tiềm ẩn hiểm họa. Trước đây, sau cái chết thương tâm của một học sinh do dính bẫy điện, một số bà con thôi không đánh bẫy chuột bằng điện nhưng phần đông vẫn tiếp tục sử dụng cách bẫy chuột nguy hiểm này.
Ông Phan Anh Tuấn - chủ tịch UBND xã Thủy Phù - xác nhận có tình trạng người dân dùng điện để bẫy chuột trên địa bàn: “Hiện chúng tôi đã quán triệt việc sử dụng điện để bẫy chuột và chỉ đạo người dân diệt chuột bằng thuốc, bẫy kẹp và ra quân đào bắt chuột, đồng thời giao cho hai hợp tác xã thu mua đuôi chuột để động viên bà con bắt chuột”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận