Phóng to |
Một cụ bà trong đường dây ăn xin của C. (người Thanh Hóa). Đêm nào cụ cũng phải lê lết trên các cây cầu ở đại lộ Nguyễn Văn Linh đến nửa đêm để ăn xin - Ảnh: Thanh Dân |
Nước mắt tuổi xế chiềuCần sự chung tay của toàn xã hộiChăn dắt người già
* Cũng giống như nạn chăn dắt trẻ em mà Tuổi Trẻ đã phản ánh, nạn chăn dắt người già là vấn đề nhức nhối đang tồn tại ở TP.HCM. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chẳng giải quyết được vấn đề này nếu chỉ dừng lại ở việc lên án những kẻ chăn dắt người già. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần tìm hiểu vì sao các cụ lại lâm vào tình cảnh bi đát, để người ta chăn dắt mình như thế.
Ở quê tôi có nhiều trường hợp người già bị con cháu ruồng bỏ và các cụ phải tự lực mưu sinh. Cũng không ít trường hợp do con cháu quá nghèo, các cụ không muốn là gánh nặng cho con cháu nên gạt nước mắt ra đi... Như vậy, phải chăng vấn đề phát sinh từ cái gốc nghèo đói và giải quyết vấn đề này phải từ gốc với các chương trình an sinh xã hội cần thiết cho người già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
* Xem phóng sự ảnh nói trên tôi nghĩ các cụ già phải chịu cảnh để người khác chăn dắt là do hoàn cảnh nghèo khó, cơ nhỡ, thiếu sự chăm sóc của con cháu và thiếu cả sự quan tâm của các cơ quan chức năng ở địa phương.
Dẫu đau lòng nhưng tôi nghĩ quan hệ giữa những kẻ chăn dắt và các cụ già bị chăn dắt là quan hệ cộng sinh. Những kẻ chăn dắt lợi dụng lòng thương cảm của mọi người dành cho các cụ già để kiếm tiền, còn các cụ già khi không biết dựa vào đâu để sống thì nằm trong đường dây chăn dắt để có cái ăn và chỗ trú ngụ qua ngày.
Theo tôi, chính quyền nên giải quyết triệt để cả hai hướng là vừa xử lý những kẻ chăn dắt, bóc lột sức lao động người già vừa tổ chức nuôi dưỡng những người già neo đơn không nơi nương tựa.
* Tôi từng tiếp xúc với nhiều cụ già bán vé số ở khu vực Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu và chợ Phú Nhuận (TP.HCM). Phần lớn các cụ bán vé số là người miền Trung. Vì cuộc sống khó khăn, cơm không đủ ăn, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên gặp thiên tai, con cái cũng nghèo khó như cha mẹ nên các cụ đành phải xa quê vào TP.HCM kiếm sống. Hôm nào trời thương thì bán được hoặc được khách cho tiền, hôm nào xui thì bị kẻ xấu giật vé số, chỉ biết khóc chứ chẳng biết làm gì.
Nếu chúng ta ở vào vị trí của các cụ thì chúng ta sẽ làm gì? Làm sao an hưởng tuổi già, làm sao vui vẻ khi bữa đói bữa no, khi phải ở trong những căn nhà xiêu vẹo, bão đến là trôi nhà trôi cửa?
Theo tôi, dẹp những đường dây chăn dắt người già không khó. Cái khó là sau đó chúng ta lo cho cuộc sống của các cụ như thế nào? Và đây mới là cái gốc của vấn đề.
* Tôi thường cho tiền hoặc mua vé số giúp các cụ già vì tôi thương các cụ quá. Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, lẽ ra các cụ phải được an nhàn với con cháu phụng dưỡng chứ đâu phải vất vả mưu sinh như thế.
Xem phóng sự của Tuổi Trẻ, nhìn hình ảnh các cụ ngồi chờ lấy vé số, ăn những bát cơm đạm bạc tôi không cầm lòng nổi. Giá mà nền kinh tế nước ta phát triển hơn, an sinh xã hội có được thì cuộc sống các cụ đâu phải như thế!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận