06/03/2009 15:24 GMT+7

Hạn chế túi nilông, cần sản xuất sản phẩm thay thế

NGUYỄN BÁ LAM
NGUYỄN BÁ LAM

TTO - Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, thay thế sử dụng túi nilông không phải là giải pháp giải quyết tận gốc vấn nạn sử dụng quá lượng túi nilông hiện nay ở nước ta.

Giảm 5 gam trong 50 tấn túi nilông chất thải mỗi ngàyKiến nghị thu thuế sử dụng túi nilôngỨng xử với môi trường: Trẻ em đang làm trước, làm đúng hơn người lớn

Cái cốt yếu, ý thức, thói quen của người dân phải tự họ chủ động thay đổi thì mới đạt kết quả. Muốn vậy, trước khi "nói không với túi nilông" thì chúng ta cần phải tìm ra một sản phẩm túi đựng khác thân thiện với môi trường (tự tiêu hủy) nhưng phải có các tính năng tương đương. Và, giá bán túi cũng phải tương đương với túi nilông.

Đồng thời, Nhà nước cần có quy định cấm các cơ sở tư nhân, tự phát sản xuất túi nilông. Khi đó, nếu không còn người bán thì dù có muốn sử dụng cũng khó mà tìm. Vả lại, nếu giá thành túi thay thế rẻ hơn thì chẳng ai dại mà mua thứ đắt tiền để sử dụng

Thu thuế sử dụng túi nylông theo tôi là việc không cần thiết, làm rườm rà thêm công tác quản lý. Thay vào đó, Nhà nước nên đặt hàng các nhà khoa học tìm loại túi khác thay thế túi nilông, đồng thời có biện pháp thu gom và tái chế hữu hiệu hơn. Trước khi có túi nilông, người ta vẫn phải dùng túi giấy. Việc sử dụng túi nilông xuất phát từ việc tiện lợi hơn, vậy phải tìm một sản phẩm còn tiện lợi hơn nó để thay đổi một thói quen

Thu thuế túi nilông dẫn tới giá thành túi nilông cao hơn chứ chưa chắc giải quyết được vấn đề gốc là không nên sử dụng túi nilông hay không thải túi nilông ra môi trường. Chúng ta nên tuyên truyền, vận động người dân, các doanh nghiệp sản xuất túi nilông nên sản xuất và sử dụng bao bì khác mà không ảnh hưởng đến môi trường.

NhzBkqP8.jpgPhóng to
Ngổn ngang túi nilông... tại những đoạn đường tập kết các "bãi rác" thế này - Ảnh chụp tại bờ kênh Nhiêu Lộc, Q.3, TP.HCM (H.S.F.)
Bao nilông có tính tiện lợi rất cao trong sử dụng nên được nhiều người ưa thích. Việc cấm hay từ bỏ nó khó có thể chấp nhận ngay trừ khi có vật liệu thay thế tốt và rẻ tiền hơn. Vì vậy tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu tác hại và tận dụng cũng là là giải pháp tốt.

Tôi nhận thấy vật liệu nilông được chế tạo từ cao phân tử dầu khí như PE, PP, PVC…, bên trong các chất này có chứa rất nhiều năng lượng. Khi đốt chúng tỏa ra rất nhiều nhiệt. Nhiệt này có thể tận dụng phát điện. Tuy nhiên các khí thải sinh ra khi đốt có rất nhiều thành phần độc hại. Các chất độc hại này có nguyên nhân từ các phụ gia thêm vào các loại cao phân tử để gia tăng một số tính chất cơ lý, màu sắc…vv.

Từ các nhận xét trên đây tôi đề nghị các giải pháp như sau:

1- Cấm sản xuất và lưu hành các sản phẩm bao, túi nhựa cao phân tử mà khi đốt sẽ gây ra khí thải độc hại (Ví dụ PVC…vv). Bộ tài nguyên & môi trường phải lập danh sách các loại nhựa mà khi đốt sẽ gây ra khí thải độc hại, công bố rộng rãi danh sách cấm này, tạo lộ trình chuyển đổi phù hợp. Tổ chức cảnh sát môi trường có trách nhiệm điều tra, phát hiện các doanh nghiệp sản xuất và lưu hành các sản phẩm bị cấm, chuyển sang cơ quan truy tố hình sự để làm gương.

2- Khuyến khích đầu tư các nhà máy phát điện bằng nhiên liệu bao nilông không sinh khí thải độc hại.

3- Thu thuế xử lý bao nilông trên trọng lượng bao nilông xuất xưởng và nhập khẩu. Cơ quan thuế sẽ thu loại thuế này rồi chuyển sang kho bạc nhà nước.

4- Dùng thuế xử lý bao nilông đã thu để mua bao nilông đã qua sử dụng từ các gia đình nghèo làm công tác thu gom (ve chai…).

5- Bao nilông thu mua sẽ bán lại cho nhà máy phát điện.

6- Doanh nghiệp công ích vệ sinh môi trường có trách nhiệm tổ chức công tác thu mua. Kinh phí mua sẽ được ngân sách địa phương chi trả.

7- Từng bước xã hội hóa công tác này cho các doanh nghiệp dân doanh khi có phong trào mạnh, có lợi ích kinh tế đã thấy rõ. Với biện pháp khoa học và cơ chế hoạt động kinh tế như trên, vấn đề bao nilông chắc chắn sẽ được giải quyết tận gốc, sẽ không còn các bãi nilông vô chủ, ô nhiễm nữa.

Tôi là công dân của Việt Nam và đang học tập tại Úc. Ở Úc đã bắt đầu thu tiền khi mua hàng mà không đem theo những túi xách của riêng họ (thân thiện với môi trường và được sử dụng lâu dài hơn). Giá của mỗi cái túi nilông là 10 cent, và những túi xách thân thiện với môi trường chỉ có 99 cent hoặc $1,99 hoặc $2,99. Và chúng được làm rất dễ thương và dễ sử dụng.

Bên cạnh đó các công ty điện thọai v.v.v cũng có những túi xách cho riêng thương hiệu của mình khi khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Tôi rất vui vì chính phủ làm những việc có ích cho dân. Người ta thường nói tuy trễ còn hơn không. Và tôi cũng hy vọng quý báo sẽ là bạn đồng hành của chính sách này, để TP đừng có tình trạng ngập lụt bởi rác nilông nữa.

NGUYỄN BÁ LAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên