02/05/2010 11:52 GMT+7

Phải xử lý nghiêm kẻ hành xử "địa ngục" với trẻ em

 NGUYỄN VĂN CẢI
 NGUYỄN VĂN CẢI

TTO - "Tình trạng đối xử tàn nhẫn với trẻ con vẫn còn diễn ra ngay trong gia đình, ngoài xã hội. Trong khi đó, thái độ thờ ơ, dửng dưng của không ít người lớn không chỉ đáng chê trách mà thật đáng sợ làm sao".

Lại thêm một vụ ngược đãi trẻ em. Có lẽ không ai xem hình ảnh và bài viết về bé Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi, liên tục bị hành hạ nhẫn tâm mà không như tôi, đau nhói. Vợ chồng Giang - Thơm thừa nhận hành hạ Hào Anh14 tuổi, liên tục bị hành hạ nhẫn tâm

itQc3z2A.jpgPhóng to

Ông chủ trại tôm Huỳnh Thanh Giang cúi gằm mặt tại cơ quan công an - Ảnh: D.Khang

GU2Njgsm.jpgPhóng to
Gương mặt cậu bé Hào Anh đã không còn nguyên vẹn với những thương tích - Ảnh: Châu Anh Dũng

Vợ chồng Huỳnh Thanh Giang – Mã Ngọc Thơm cũng đã có con nhỏ lẽ nào không biết yêu thương trẻ con? Hay hai vợ chồng nghĩ rằng trả công cho cháu bé mỗi tháng 500.000 đồng rồi muốn làm gì cũng được?!

Nhìn khắp cơ thể cháu bé bị bầm dập, thương tích trầm trọng mà tôi nhói llòng.

Thương cho phận nghèo của cậu bé bất hạnh! Cha bỏ, mẹ dắt díu đàn con nhỏ tìm kế sinh nhai nhưng bất lực vì không có nghề nghiệp gì ổn định. Ở cái tuổi lẽ ra được vui chơi, học hành như bao trẻ con khác thì Hoài Anh lại đi ở đợ cho người ta để vừa kiếm cái ăn vừa tìm đồng tiền phụ mẹ nuôi em.

Bấy nhiêu tưởng như đã sức với cậu bé nghèo khổ miền sông nước. Nào ngờ, cảnh ở đợ nhà “cậu mợ Năm” còn hơn ở cả chốn lao tù, địa ngục.

Cả hai vợ chồng Giang – Thơm đều còn rất trẻ mà sao lại độc ác và dã man đến thế? Tôi không thể tin nổi một phụ nữ 33 tuổi lại có thể lấy đôi đũa sắt chọc vào mắt của cậu bé 14 tuổi. Rồi một người đàn ông nhẫn tâm thường xuyên dùng búa đóng đinh đập thẳng vào đầu gối một đứa trẻ ngây thơ vô tội.

Thật không thể tin nổi kiểu hành xử như vậy lại xuất hiện ngay ở vùng quê vốn được xem là hiền lành, nhân hậu. Đạo đức con người không thể chấp nhận những ai không sống bằng tình yêu thương con người, nhất là những kẻ ngược đãi người già, trẻ em.

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến những ngày thơ ấu nghèo khổ của mình. Học tiểu học, nhỏ hơn tuổi của Hào Anh, tôi cũng bắt đầu đi ở nhờ, chăn trâu cho bà con trong xóm, rồi đi làm mướn làm thuê đủ mọi việc để kiếm cơm ăn vì mẹ bệnh, chị thất nghiệp, nhà nghèo đến mức không có gì để ăn.

Một buổi đi học, một buổi tôi làm lụng tất cả các việc có thể làm tiền ở đồng quê. Tối đến, tôi còn đi xay đậu mướn. Hè về ngủ ngoài mưa chăn vịt chạy đồng thuê cho chủ. Lúc đó, tôi là người làm mướn nhỏ nhất ở địa phương mình...

Công việc có vất vả cực nhọc và đôi lúc quá sức một đứa trẻ nhưng tôi vẫn luôn cố gắng, bởi lẽ, ở đó, tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự cưu mang của bà con xóm giềng, của những người chủ thuê mướn tôi.

Biết hoàn cảnh ngặt nghèo của tôi, bà con ưu tiên thuê mướn tôi làm để tôi có tiền ăn học và phụ chị nuôi mẹ. Thay vì nghỉ trưa như mọi người khác thì bà con cho tôi nghỉ sớm hơn một chút để kịp tắm rửa, ăn cơm rồi đi học buổi chiều cho kịp giờ.

Nhờ sự quan tâm chia sẻ, động viên quý báu ấy mà tôi luôn cố gắng cả trong công việc làm thuê kiếm tiền và ráng ăn học để những đồng tiền kiếm được không uổng phí. Nếu tôi gặp phải những người chủ mất hết tính người như vợ chồng ông Giang, bà Thơm chắc tôi đã ngã quỵ như cháu Hảo Anh chứ làm sao đủ sức vượt qua nghèo khó trở thành thầy giáo đồng hành với học sinh nghèo như hôm nay.

Thế mới thấy sự cưu mang đùm bọc, tiếp sức của xã hội bằng trái tim yêu thương dành cho trẻ em quan trọng biết nhường nào. Chính trái tim nhân hậu của người lớn sẽ động viên, chắp cánh cho ước mơ của trẻ thơ bay cao bay xa.

Tôi cảm nhận điều đó rõ lắm từ câu chuyện cuộc đời mình.

Từ câu chuyện đau lòng về bé Hào Anh, có mấy điều khiến tôi trăn trở.

Thứ nhất, tình trạng đối xử tàn nhẫn với trẻ con vẫn còn diễn ra ngay trong gia đình, ngoài xã hội gây tổn hại đến tâm lí, nhận thức, niềm tin và nhân cách trẻ quá lớn. Trong khi đó, thái độ thờ ơ, dửng dưng của không ít bà con xóm giềng, của người lớn không chỉ đáng chê trách mà thật đáng sợ làm sao.

Và lẽ nào các đoàn thể chính trị xã hội địa phương không hay? Tôi không tin rằng các tổ chức đoàn thể làm ngơ trước những hiện tượng như thế. Điều quan trọng là có cơ chế nào nắm bắt thông tin dư luận xã hội hay không? Khi biết được thì phối hợp xử lí thông tin ra sao, giải pháp thế nào cho căn cơ hiệu quả?

WHXHAOEu.jpgPhóng to
Bác sĩ Hồ Thanh Phong khám cho bé Hào Anh - Ảnh: Châu Anh Dũng

Một khi xã hội bàng quan, dửng dưng trước cái xấu, cái ác cũng đồng nghĩa với chấp nhận sống chung với nó thì đáng quan ngại vô cùng.

Một khi xã hội bàng quan, dửng dưng trước cái xấu, cái ác cũng đồng nghĩa với chấp nhận sống chung với nó thì đáng quan ngại vô cùng.

Đáng mừng trong câu chuyện của bé Hào Anh là chính bà con xung quanh đã bức xúc thật sự để tố giác sự việc với cơ quan chức năng và công an xã đã sớm vào cuộc, giải cứu cháu một cách an toàn.

Điều thứ hai, đau buồn nhất, là sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Có thể cảm thông với cảnh nghèo của chị Phạm Thị Thoa nhưng không thể chấp nhận kiểu đem con bỏ mặc cho người khác, chỉ biết tới tháng lãnh tiền, từ tháng 9-2008 đến nay chỉ đến thăm con 2 lần.

Ngày thơ ấu, tôi đi ở nhờ người thân kiếm cơm ăn. Mẹ tôi bệnh tật tỉnh ít hơn mê nhưng những khi tỉnh táo ít ỏi thì mẹ lui tới nhà người thân xem tôi ra sao và bảo tôi “ráng lên con”! Có lẽ tình thương, câu nói ngắn gọn và hình ảnh xúc động của mẹ hiền khiến tôi nỗ lực nhiều hơn trong hành trình vượt khó!

Tôi hoan nghênh công an xã Ngọc Chánh, công an huyện Đầm Dơi rất trách nhiệm trước việc tiếp nhận, xử lí thông tin và xử lí vụ việc kịp thời. Thiết nghĩ, cần thiết khen thưởng kịp thời cho những ai cung cấp thông tin trên.

Đồng thời việc xử lý công khai, nghiêm khắc đối với vợ chồng Huỳnh Hoàng Giang – Đỗ Ngọc Thơm thích đáng với tội lỗi của chúng gây ra để răn đe những ai ngược đãi trẻ em.

Chúng ta tin vào công lý nghiêm minh hôm nay; cái thiện sẽ chiến thắng cái ác!

 NGUYỄN VĂN CẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên