![]() |
Sau 30-4-1975, ông làm phó chủ tịch UBND quận 4. Ông đã dừng ở đó và tiếp tục nghiệp thơ của riêng mình. Đến nay, ông đã xuất bản gần mười tập thơ, truyện và mới nhất là tập Lục bát Triệu Từ Truyền.
Xin ông tóm lược những ngày làm thơ và tham gia phong trào học sinh sinh viên thời trẻ của mình?
- Cha mẹ tôi đều là nhà giáo. Mẹ tôi thường đọc thơ Phan Văn Trị, Tản Đà, Xuân Diệu và nhiều bài thơ hay của những tác giả khác. Tôi nghe thơ từ trong nôi và suốt tuổi thiếu niên trên một chiếc thuyền nhỏ di chuyển theo một cơ quan kháng chiến khắp sông rạch miền Tây Nam bộ. Tuổi thơ của tôi trong không khí anh hùng ca và lây lất sống trong khói bom, đạn pháo chết chóc ở bưng biền cho đến Hiệp định Genève.
Bảy tuổi theo cha mẹ lên Sài Gòn, tôi mới bắt đầu học lớp 1. Đến năm 1962, tôi làm những bài thơ lục bát với nỗi ám ảnh chiến tranh: "Chiều chinh chiến ngủ trong lòng/ màu than nhuộm đỏ mấy dòng nước xưa/ mộ con đất lấp chưa vừa/ nhà hiu quạnh dọn cơm thừa ẩm thiu/ người em mắt rã trong chiều/ người du mục dựng vẹo xiêu mái lều... (trích nguyệt san Đất Đứng số 1-1965).
Bài thơ trên có tựa là Quê hương viết từ thuở 15, đã có nét trừu tượng mặc dù thật ra rất hiện thực. Vì lúc 4, 5 tuổi nơi dòng sông gia đình tôi neo thuyền, thường thấy tro than của nhà dân bị đốt trôi lềnh bềnh, nước nhuộm máu người lấn át cả màu tro than đen xám. Sau đó ở tuổi dậy thì, tôi bập bẹ viết về tình yêu: "Thôi em nước mắt khoan về/ ngày qua còn đó bóng hè chưa sâu" (trích Tình Phượng 15-1962).
Những năm 1962, 1963, gần như tuần nào tôi cũng có thơ đăng báo. Lúc đó không khí làm mới thơ văn ở Sài Gòn đang sôi nổi nên tôi viết không ước lệ, hạn chế dùng từ chỉ khái niệm, tăng cường hình tượng mới trong thơ, tránh lặp lại cách diễn đạt của người khác...
Đến năm 1965, tôi và vài bạn cầm bút như: Nguyễn Tôn Nhan, Từ Kế Tường, Thái Duy Thanh, Tô Thùy Nghiêm (Nguyễn Thiếu Nhẫn)... thành lập nhóm văn học Bộ Lạc Mới với dự định làm nhà xuất bản và ra báo. Cuối năm 1965 xuất bản tập Đêm lên cơn dài với bút danh Triệu Cung Tinh, 1966 ra báo Bộ Lạc Mới có in tuyên ngôn văn học của nhóm.
Sau đó vì tôi tham gia phong trào chống quân phiệt, đòi dân chủ, thiết lập chính quyền dân sự và đòi quân đội Hoa Kỳ rút quân... nên bị tù. Các anh em khác người bị gọi đi sĩ quan, người trốn đi lính nên Bộ Lạc Mới không hoạt động được nữa.
Thơ anh nằm dưới gốc cây thơrễ thơ nuốt nghẹn dại khờ tươi nguyên bươi tìm trái chín hồn nhiênrơi từ đáy mắt những huyền thoại xa anh nằm trong trái nhớ hoahoa khoe nhụy thắm nhạt nhòa nắng hanh phấn tình đắng - chát - ngọt - thanhgiật mình thụ trái anh đành liều thân. |
- Đây là vấn đề rất lớn, trong phạm vi câu trả lời này không đầy đủ được. Nếu nói thật dễ hiểu thì đổi mới là nhu cầu tự thân của mỗi lĩnh vực có thuộc tính con người. Riêng với thơ, đổi mới là nhu cầu tồn tại, vì nhà thơ lớp sau viết y hệt nhà thơ tiền bối đồng nghĩa với giết chết thơ.
Bây giờ nếu làm thơ lục bát y nguyên cách Nguyễn Du làm, thì độc giả nào cũng cảm thấy nó không hay, chưa nói bị chê là đạo thơ, dù không chép nguyên văn. Nhưng đổi mới không phải chỉ đổi thay hình thức, bởi có rất nhiều bài thơ tự do, thơ không vần quá dở, thậm chí còn kém hơn bài thơ Con Cóc. Tiểu luận Thơ là dòng năng lượng, trong tập Những chữ qua cầu tâm linh (NXB Văn Học 2008), tôi nói khá rõ về quan niệm cách tân, đổi mới thơ.
* Tập Lục bát Triệu Từ Truyền vừa xuất bản có phải là trở về với thơ truyền thống, hay là song song tồn tại trong các sáng tác của ông?
- Suốt mấy thập kỷ làm thơ, tôi luôn làm thơ lục bát bên cạnh thơ tự do và thơ văn xuôi. Phải nói cho công bằng, những bài thơ đăng báo đầu đời của tôi là thơ vần, thơ lục bát. Đến nay thơ lục bát chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số sáng tác thơ của tôi.
Thơ hay không lệ thuộc vào thể loại (lục bát, tứ tuyệt, tự do hay gì khác nữa), mà do tình cảm, tư tưởng của tác giả tạo nên thần khí của thơ, dẫn đến cấu trúc bài thơ và thể cách của bài thơ quy định thể loại diễn đạt.
Tôi chưa bao giờ xa rời thơ lục bát nên tập Lục bát Triệu Từ Truyền không nên nói là "trở về", có lẽ gọi là "sơ kết" lục bát thì đúng hơn. Nghĩa "trở về" không khéo ai cũng nghĩ Triệu Từ Truyền từ bây giờ không làm thơ tự do nữa.
* Theo ông, nên thực hiện thế nào để Áo Trắng tác động tốt hơn với bạn trẻ?
- Câu này theo tôi nên hỏi đông đảo bạn đọc trẻ. Riêng tôi không được xác quyết cho lắm, có thể tập trung hơn vào văn học? Vừa là sân chơi, vừa là chỗ luyện tập cho các cây bút trẻ. Có thể mở mục bình giảng văn học xưa và nay, trong nước cũng như thế giới, mở rộng hơn ở nhà trường để nâng cao nhận thức văn học, cho tranh luận nếu cần.
Nên có mục "Dọn vườn", giúp bạn trẻ hiểu đúng khái niệm triết học, mỹ học hơn. Có thể hỏi đáp về triết học, vì làm văn học mà không biết triết học (triết học chung của nhân loại) như nhà không có nền móng.
Ngoài ra nên đăng những bài thơ có thi pháp độc đáo để giúp các cây viết trẻ tham khảo.
* Xin cảm ơn ông.
Áo Trắng số 4 (ra ngày 1-3-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận