Điểm sạt lở nằm giáp sông Cổ Chiên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Có mặt tại cồn Phú Đa sáng 14-11, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận các lực lượng quân sự, công an, dân phòng, đoàn thanh niên tại các xã, thị trấn… trên địa bàn huyện Chợ Lách đang tích cực di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ông Phạm Anh Linh - phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách - cho biết vụ sạt lở được xem là lớn nhất từ trước đến nay tại cồn Phú Đa xảy ra vào tối 13-11.
Bờ bao dài gần 400m nằm ngoài mé cồn giáp sông Cổ Chiên bất ngờ bị sụp xuống lấn sâu vào bên trong khiến 4 căn nhà bị trôi xuống sông, nhiều căn nhà khác phải di dời khẩn cấp.
Vụ vỡ bờ bao còn khiến khoảng 25ha hoa màu, vườn cây ăn trái của người dân bị ảnh hưởng. 46 hộ dân phải khẩn cấp di chuyển chỗ ở với hơn 150 người đang tạm thời lánh nạn.
Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chợ Lách, tổng chiều dài đê bao bị sạt lở đến trưa ngày 14-11 đã hơn 400m, tại 2 vị trí cách nhau khoảng 60m, ăn sâu vào bên trong đê có đoạn hơn 100m, nước sâu hơn 20m tại vị trí tiếp giáp với đất liền.
Nhiều lực lượng được huy động đến điểm sạt lở để giúp dân ổn định cuộc sống - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người dân cồn Phú Đa cho biết đây là vụ sạt lở nghiêm trọng nhất từ trước đến nay - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người dân đang gia cố lại bờ bao - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người dân đang cố vớt vát những gì còn sót lại sau vụ sạt lở - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một căn nhà trống huơ trống hoác sau khi người dân được di dời khẩn cấp. Phía ngoài, một căn nhà khác bị sạt một nửa xuống sông Cổ Chiên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một người dân trên cồn Phú Đa bật khóc khi chứng kiến tài sản của người em họ bị trôi xuống sông Cổ Chiên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Hội chữ thập đỏ Chợ Lách trao gạo, nước mắm, mì tôm cho những gia đình sơ tán - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Hội chữ thập đỏ Chợ Lách trao gạo, nước mắm, mì tôm cho những gia đình sơ tán - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một học sinh qua đò bằng bến đò tạm sau khi cầu đò chính bị sạt lở - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận