Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - "Chúng tôi đến vùng biên cương hai nước Việt - Lào, tận mắt chứng kiến hiện thực khắc nghiệt khi một vụ mùa duy nhất trong năm của bà con bị sâu bọ, thiên tai tàn phá hoàn toàn. Người dân đang thiếu lương thực, nhu yếu phẩm nghiêm trọng. Các thôn bạn Lào phải băng rừng qua nước ta xin cái ăn".
70 bạn trẻ nhóm Phượt Đà Nẵng cứu đói gần 3.000 dân biên giới Việt Lào - Video: ĐOÀN NHẠN
Từ những dòng như thế trên Facebook do một nhóm phượt thủ sau chuyến trở về từ biên giới Tây Giang (Quảng Nam) ghi lại, hơn 70 bạn trẻ đã thực hiện chuyến phượt nghĩa tình: cõng gạo lên cứu đói cho gần 3.000 bà con nơi vùng biên giới Việt - Lào từ sự hỗ trợ của cộng đồng.
Chuyến đi mang tên Mùa đông biên cương được thực hiện vào những ngày tiết trời miền Trung khắc nghiệt. Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã theo chân nhóm phượt này cùng hành trình ba ngày hai đêm lên vùng biên giới Atu cứu đói.
Một sáng đầu đông cuối tháng 11, trời mưa tầm tã. Gần 40 xe máy chia thành 2 nhóm khởi hành từ Đà Nẵng đến Tây Giang. Theo sát đoàn là hai xe tải chở gần 25 tấn gồm gạo, nhu yếu phẩm và quần áo.
Đích đến của nhóm là Atu 1, thôn xa nhất của huyện Tây Giang, nằm sát biên giới Việt - Lào với 100% là đồng bào Cơ Tu sinh sống. Biệt lập giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, đây là thôn bản có địa hình hiểm trở với dạng đường sình lầy đến nổi người bộ hành còn khó di chuyển.
Bạn đồng hành với tôi là Đoàn Minh Đức (31 tuổi). Đây là lần thứ ba anh đến với bà con Cơ Tu vùng biên giới. Ngồi sau xe anh trên những cung đèo mây mù sương lạnh, tôi hỏi: "Sao anh quyết định lên đó đến lần thứ 3 chi cho cực vậy?"
Đức trả lời bằng chất giọng ấm trầm: "Vì quý mến con người nơi đó, bà con chất phác, thật thà. Và muốn làm một điều gì đó để giúp đỡ họ. Mùa giáp hạt năm nào họ cũng đói, nhưng năm nay đói hơn nhiều lần nên rất cần sự giúp đỡ".
Nhiều đoạn, cả ôm và xế đều phải cùng nhau đẩy xe đi bộ. Qua những đoạn có đá lởm chởm, những khúc đường nhão đặc, nhiều xe đã té ngã. Ai nấy lấm lem bùn đất, họ vẫn vực xe dậy cùng nhau tiếp tục cuộc hành trình
Từ trung tâm huyện, đoàn phải di chuyển bằng xe máy tầm 50km đường núi vượt xã Axan đến xã Ch’ơm. Nhưng để đến được hôn Atu 1 (xã Ch’ơm) phải mất thêm chừng 20km đường sình lầy nữa.
Chị Phùng Thị Huyền Thương (34 tuổi, một chỉ huy của đoàn) cho biết năm ngoái nhóm đi chỉ khoảng 30 người, nhưng năm nay số lượng lương thực dự kiến hơn 25 tấn vì vậy phải tuyển hơn 70 thành viên để bốc vác và hậu cần.
Mỗi cá nhân tự chuẩn bị lương thực cơ bản cho mình, chuẩn bị thể lực và tinh thần đương đầu với khó khăn để không gây trở ngại cho công tác thiện nguyện.
Theo lời anh Phan Tiến Dũng (30 tuổi, một chỉ huy của đoàn), để thực sự hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm, nhóm đã phải ba lần đi tiền trạm, ghi chép, thống kê và truyền thông tin đến bà con nước bạn Lào.
"Đến tận nơi mới thấy bà con đồng bào không hề lười biếng, chờ đợi sự hỗ trợ như nhiều người vẫn nghĩ. Họ cũng đã nỗ lực rất nhiều, nhưng không chống lại được sự giận dữ của thiên nhiên. Chúng tôi chỉ biết mình phải làm hết sức có thể để giúp họ phần nào bớt khổ", anh Dũng nói.
Trong câu chuyện suốt những trạm dừng chân dọc hành trình lên biên giới, chúng tôi nghe nhắc về chuyện của Phan Thị Thu Lâm, cô gái 24 tuổi với chuyến tiền trạm cuối tháng 10.
Lâm kể: "Tôi khóc, khóc vì tất cả những điều mắt thấy, tai nghe - những phụ nữ, những đứa trẻ với cái bụng rỗng vượt núi xin lương thực", Lâm nói.
Ở đó, họ đã gặp từng đoàn người lũ lượt vượt núi sang nước ta tìm kiếm cái ăn. Nhưng khổ nỗi đồng bào ta chẳng có gì mà cho bởi cũng đang chịu chung cảnh mất mùa, đói kém.
"Chúng tôi tự hứa sẽ quay lại, sẽ mang theo lương thực cho họ vào một ngày gần nhất" - Lâm nhớ lại.
Anh Nguyễn Ngọc Hiếu, một thành viên trong ban quản trị nhóm Phượt Đà Nẵng, chia sẻ: "Chương trình có vô vàn thử thách từ nguồn quyên góp, cho đến thời tiết, đường sá… và có lúc chúng tôi tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng rồi sức mạnh tập thể đã được kích hoạt lúc khó khăn nhất. Những kế hoạch mới được lập ra, quyên góp bất cứ thứ gì có thể mà đồng bào cần và quyết tâm đến với bà con".
Màn đêm buông xuống, sương giăng đầy các lối nhỏ, những cơn gió biên ải lạnh tái tê quấn lấy 70 người trẻ trong cái đêm đầu tiên ở bản làng Atu 1. Dưới ánh điện chập chờn của máy thủy luân, bà con và cả đoàn quây quần bên đống lửa.
Nhóm hậu cần cùng mấy mế chuẩn bị bữa cơm có thịt. Trẻ em nô nức như đón mùa Tết sớm. Các cụ già quấn cái chăn chiên ra phía trước khoảng sân ngồi nhìn nhóm bạn trẻ vui đùa mà cười khoái chí.
Trời càng về khuya, gió thổi càng lạnh, sau vài chén rượu tr’đin, anh Pơloong Nhương, trưởng thôn Atu 1 nói giọng bùi ngùi: "Năm ngoái, Phượt Đà Nẵng là nhóm người miền xuôi đầu tiên đến với thôn Atu 1. Bà con ai cũng mừng, cũng vui. Năm nay bà con mất mùa quá, trong cái đói, cái khó còn có sự giúp đỡ của nhóm nữa bà con quý lắm".
Vì trở ngại địa hình, hiếm hoi lắm mới có người lạ đến thôn. Kinh tế của người dân ở đây chủ yếu tự cung tự cấp. Mỗi năm bà con trồng một vụ mùa, mỗi nhà thu được mười mấy ang thóc đủ ăn. Nhưng năm nay gặp đợt mất mùa lịch sử. Bà con già trẻ phải ôm cái bụng đói suốt mùa giáp hạt.
Ông Pơloong Pất (69 tuổi, người dân thôn Atu 1, xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam - Video: ĐOÀN NHẠN
Ánh mắt những người mẹ địu con trên lưng nhìn dại đi vì đói. Bọn trẻ đón lấy bát cơm nguội ăn ngon lành giữa cái lạnh cắt da. Nhiều người còn sức lực đã vượt rừng đi kiếm việc làm, bỏ lại người già và trẻ nhỏ ở thôn.
Nhưng giữa cái đói, cái khổ, bà con vẫn đìu víu lấy nhau. Người ta nhắc về một ngày tồi tệ tháng 8, đám lửa đã thiêu rụi nhà Duông của gia đình em Pơloong Biệt - căn nhà chứa tất cả lúa gạo, công cụ lao động và vật dụng có giá trị của gia đình.
Ba mẹ em đã phải vượt núi đi kiếm việc làm, để lại cậu bé 3 tuổi và anh trai 8 tuổi trong căn nhà lạnh ngắt. Hai anh em Pơloong Biệt sống nhờ sự cưu mang của bà con., có sắn ăn sắn, có ngô ăn ngô qua ngày.
Sớm hôm sau, khi mặt trời lên, sương tan dần, các thành viên và cả bà con đều trông ngóng chiếc xe chở lương thực và quần áo đang ở lại phía sau, nhưng chờ đến chiều cũng không thấy tiếng xe.
Có những đoạn đường cách trở khiến xe không thể qua được. Tuyến đường liên xã từ Axan nối Ch’ơm, đi qua cửa khẩu phụ Gari chừng vài chục mét vừa mới đổ. Xe chở hàng bị chặn lại, không thể vượt được đoạn đường đến xã Ch’ơm.
Chúng tôi bắt gặp từng đoàn người Cơ Tu ở bên kia biên giới ồ ạt kéo sang. Họ là những người dân bạn Lào nhưng mang trong mình dòng máu Việt. Họ mất vài giờ bộ hành vượt núi để đến Atu 2, những thôn ở xa phải đi cả một ngày đường, mong được nhận lương thực cứu đói.
Ông Riết Son La (trưởng thôn A Buwl, cụm 6, huyện Cơ Lưm, tỉnh Sê Kông, Lào) - Video: ĐOÀN NHẠN
"Gió xô đổ lúa, chuột cắn phá hết trái bắp, củ sắn, không còn gì ăn" - bà Gơ Rưm (65 tuổi, thôn A Bưl (Cụm 6, huyện Cơ Lưm, tỉnh Sê Kông, Lào), nói với giọng rưng rưng.
Hơn 17h xe vẫn chưa đến nơi. Bà con bắt đầu đói. Họ lo lắng khi được thông báo nhận lương thực vào buổi trưa song đến tối trời vẫn chưa nhận được. Họ đổ hết ra trước nhà của thầy Pơloong Đíp, một thầy giáo đầy tâm huyết với dân bạn Lào.
Theo lời trưởng thôn Pă Non - anh Bul Nhiên, căn nhà mới ấy là một trong những động lực để già, trẻ, gái, trai vượt hàng trăm cây số đường rừng sang biên giới.
Những ánh mắt chuyển từ đen nhánh sang đỏ ngầu vì lạnh, vì đói và chờ đợi. Chị Huyền Thương quyết định mượn hai bao gạo của dân Atu 2, nấu cho bà con ăn tạm.
"Có thể tối nay phải đợi. Không thể để bà con về tay không. Họ buồn, họ thất vọng. Với người đồng bào, họ sẽ không trở lại nếu mất niềm tin", chị Thương chắc nịch.
Rồi cả đoàn mượn gạo. Lá susu rừng, ít muối, mì chính được cho vào nồi cháo sôi sùng sục trên bếp lửa. Người già, trẻ em ngồi trông ngóng. Thanh niên đi lui đi tới nhen đốm lửa sưởi ấm cho cả tốp vài trăm người.
Sương xuống đầy trời, điều mà mọi người cả đoàn thiện nguyện và bà con chờ đợi lúc này là ánh sáng rọi tới từ giữa màn đêm đen phía vách núi.
Hơn 18h, ánh đèn xe rọi mỗi lúc một rõ hơn. Bà con vui mừng khôn tả. Dũng gọi bằng chất giọng đặc khan và hùng hổ: "Anh em ơi! Đã sẵn sàng chưa?". Tất cả đồng thanh đáp: "Đã sẵn sàng" dõng dạc vang cả rừng đêm.
Chưa bao giờ chúng tôi - những người trẻ chỉ biết đến phố thị - thấy trân quý nhau, trân quý những bao gạo, bịch muối, túi đường… chuyền tay nhau bốc dỡ vội đến thế.
Bà con bạn Lào cùng hơn 70 bạn trẻ chuyền vai nhau gần 25 tấn hàng dưới ánh đèn pin le lói trong đêm tối.
Theo chân nhóm suốt hành trình cứu trợ, chị Nguyễn Lê Nguyên Phượng, đại diện JCI Đà Nẵng là một đơn vị tài trợ đồng hành cùng đoàn, chia sẻ: "Bao ánh mắt chứa chan niềm hi vọng được ăn qua ngày, ấm qua đêm đã trở thành động lực vô cùng lớn cho toàn bộ các thành viên trong đoàn. Càng xúc động với bà con bao nhiêu, tôi càng cảm phục tấm lòng của các chàng trai, cô gái trong nhóm Phượt Đà Nẵng bấy nhiêu".
Sáng hôm sau, bà con đón lấy món quà ấm áp từ tay những bạn trẻ, chất đầy chiếc gùi cùng lời động viên cố gắng.
Họ xé vội gói đường, gói muối ăn ngay khi được nhận. Những em bé khoác lên mình chiếc áo ấm, chiếc mũ len đầy vui sướng. Họ lội bộ về bên kia biên giới. Bóng in chênh vênh trên sườn đồi dưới ánh nắng ban mai.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận