Ai trong chúng ta đều có thể bị táo bón hành. Đặc biệt, với một số đối tượng "dễ vỡ" như người già, bị huyết áp cao, chuyện đi vệ sinh còn tiềm ẩn nguy cơ...đột quỵ!

Có thể nói tác động bên ngoài, bên trong, ăn uống, lối sống, bệnh tật, thần kinh, tâm lý đều có thể làm cho bạn thành nhân chứng của “nỗi buồn cửa sau”.

Nếu hơn 2 ngày bạn mới muốn mở "cửa sau”, "cửa" mở rồi nhưng phải bấm bụng, đỏ mặt tía tai dùng hết sức mới đẩy được sản phẩm phế thải ra ngoài, thì đích thị bạn bị táo bón. Như vậy phải có 2 yếu tố: thời gian và  động tác khó khăn mới xác định đó là táo bón.

Ai dễ bị táo bón?

Nhũ nhi là đối tượng đầu tiên. Chúng bị bón vì bà mẹ mới sinh xong kiêng cữ đủ thứ, không dám ăn rau. Chúng cũng bị bón vì phải bú sữa bò trong khi  ruột còn non nớt, vận động kém. Những trường hợp này chỉ cần xoa bóp vùng bụng, kích thích nhu động ruột , cho trẻ uống nhiều nước là có thể hết táo bón. Đa số các bà mẹ ra tiệm thuốc mua parafine về bơm vào hậu môn, mỗi ngày một lần. Thế là từ  bình thường trẻ có thể bị những vết trầy xước ở hậu môn, bị đau, chúng sợ không dám rặn và táo nặng hơn. Để trẻ táo bón lâu ngày, một chút niêm mạc trực tràng có thể lòi ra theo động tác rặn mà bà con mình gọi là “lòi dom”. Vì thế khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm là phải xay rau hoặc xắt rau nhỏ để trẻ có nguồn chất xơ kích thích nhu động ruột.

undefined

Người lớn cũng bị táo bón, đặc biệt ở những vị công việc quá căng thẳng, quên uống nước, ăn ít rau, ăn nhiều thịt,  buồn quá ruột cũng buồn theo, nên ở trạng thái giãn chẳng muốn co nữa. Người già dễ bị táo bón vì tất cả các “cơ quan đoàn thể” trong người đều ở trong trạng thái trì trệ, ruột cũng không là ngoại lệ. Ở người cao tuổi mỡ luôn có xu thế “hướng tâm” tức là dùng bụng làm nơi “tập kết”, chúng  ôm lấy ruột  theo kiểu “tình thương mến thương” làm ruột xao lãng nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa. 

Táo bón hại đủ đường! 

Phân là chất thải trong đó chứa  chất  xơ, chất độc, vi khuẩn, trứng giun….lẽ ra sau 24 giờ là  chúng phải đi ra theo qui luật chung. Nay chúng đứng lại trong trực tràng, nước bị hấp thu trở lại khiến chúng trở thành khô, rắn. Các chất độc trong phân sẽ bị thấm vào máu, quay trở lại gan, đầu độc gan. 

Tuổi mới lớn được cha mẹ chăm kỹ quá, có gia đình chỉ cho con ăn thịt, còn rau thì  “ăn chi cho xanh ruột” vậy là táo bón. Táo bón ở tuổi  mới lớn là yếu tố thuận lợi làm cho mụn trứng cá phát triển và nặng nề hơn. Tuổi lớn hơn  do áp lực học tập, do công việc, do ăn  ít chất xơ, do cuộc sống tình cảm buồn nhiều hơn vui…đều sinh ra táo bón. 

Phụ nữ yếu đuối, vượt qua những thăng trầm khó hơn, ăn ít hơn lại phải mang thai, sinh con, chăm con, chịu nhiều stress về con cái, nên bị táo bón gấp 4 lần nam giới!

Khi táo bón lâu ngày chất độc ứ lại, tác động lên hệ thần kinh, dễ dàng sinh ra những giấc mơ kinh dị. Sáng thức dậy mệt mỏi, bụng đầy tức thứ cần “ra” không ra được, đến cơ quan làm việc với bộ mặt đờ đẫn, không biểu cảm, được gọi là “bộ mặt táo bón”. Phụ nữ bị táo  bón da trông xỉn hơn, kém mịn màng, có chăm dưỡng da cỡ nào mà táo bón thì cũng công cốc, điều này chị em nên biết để phòng tránh. 

Với người cao huyết áp, động tác rặn như một gắng sức có thể đẩy huyết áp tăng vọt lên, và đã có người đột quị trong toilet. Bởi thế người cao huyết áp càng cần tránh táo bón, và khi đi giải quyết “nỗi buồn” nhớ.... đừng gài chốt  cửa, vì có gì thì còn thuận lợi để cấp cứu kịp thời!

Giải quyết  “nỗi buồn cửa sau”?

Nếu chẳng có nguyên nhân bệnh lý ở ruột, thì ăn, uống là hai khâu cơ bản để bạn tự chữa trị cho mình. Bạn ăn rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau dền luộc, măng tươi, măng khô, rau cải các loại… đều là thuốc nhuận tràng mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Trái  bưởi được xem là số 1 vừa nhuận tràng vừa cung cấp vitamine C, E tăng dinh dưỡng cho da. Tiếp đến là cam, quýt, đu đủ, chuối những trái cây vừa chống “lên lão” vừa chống táo bón.

Uống đủ nước cũng quan trọng, uống ít nước sẽ làm cho phân khô. Vậy uống bao nhiêu là đủ? Trong điều kiện làm việc bình thường, bạn phải uống đủ 2 lít nước một ngày. Nếu làm việc ở khu vực nóng nực hoặc trời oi bức đổ mồ hôi nhiều, thì phải uống 3 lít trở lên.

Nếu chẳng may bạn gặp khó khăn trong việc “giải quyết nỗi buồn” thì bạn nên xoa bóp vùng bụng, tập động tác gập bụng vuông góc với thân ngày 200 lần. Đông y khuyên bạn xoa bóp huyệt ngang rốn có tên là “Thiên khu” bởi nó điều hòa chức năng  thông khí của tràng vị. Ngay cả những người chưa bị táo bón cũng nên tập thói quen bài tiết theo giờ nhất định. Chẳng hạn, sáng sớm vệ sinh cá nhân xong bạn uống liền 300-500 ml nước lọc. Nước sẽ qua dạ dày ,vào ruột tạo ra nhu động và đẩy chất thải  ra “cửa sau”. Cứ đều đặn như thế, bạn sẽ  tránh được căn bệnh rắc rối này.



Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

    Tin Mới Nhất
    Tin mới Sức Khỏe

      Làm việc đêm, hại đủ đường

      Tôi chuyên kiếm sống về đêm. Nghe nhiều cảnh báo dựng tóc gáy về làm việc đêm. Liệu có bao nhiêu phần thật bao nhiêu phần hư?

      20/11/2024 08:59

        Khi lá gan nhiễm mỡ

        Bà xã đang mang thai ngon lành, tự dưng phát hiện gan nhiễm mỡ, phải chấm dứt thai kỳ. Có làm quá không, thiên hạ gan nhiễm mỡ đếm không hết?

        25/10/2024 08:56

          Chúng ta đang ăn uống “thiếu suy nghĩ”?

          Không phải cà khịa, đây là tên sách vở của các kiểu ăn uống thiếu suy nghĩ, kém lành mạnh, ảnh hưởng xấu sức khỏe, mà rất nhiều người đang mắc phải.

          05/10/2024 09:16

            Ai bảo mấy nghề này là vất vả?

            Nghề nào cũng có cái sướng của nó, quan trọng chúng ta tận hưởng nó như thế nào mà thôi, lạc quan lên cho đời bớt sầu não nhen!

            17/02/2025 10:31