Kể từ khi phát động đợt 2 chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" (từ ngày 19-7 đến cuối tháng 7-2021) đã tiếp nhận với tổng kinh phí hơn 18,352 tỉ đồng.

Liền theo đó, chương trình đã kịp thời trao cho các Bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, An Bình, 115, Gia Định, TP Thủ Đức, Nhi đồng Thành phố, Bình Chánh, Lê Văn Thịnh và Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).

Các nhà tài trợ đồng hành cùng chương trình gồm Hưng Thịnh Land, Charm Group, PFEC, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM và các thành viên "Sài Gòn thương nhau", Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi.

Để góp phần cùng công tác phòng chống dịch, Chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" đã nhận được sự đồng hành của chương trình "Sài Gòn thương nhau".

"Sài Gòn thương nhau" được khởi xướng từ ông Phạm Phú Ngọc Trai - một chuyên gia kinh tế, cùng với nhóm bạn hữu đang công tác ở nhiều lĩnh vực và Công ty đôi mắt Viễn Đông (FEEC) là đơn vị đại diện triển khai các hoạt động. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng liên kết ngay lập tức của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (tổ chức PRO Việt Nam) và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực. Phương châm hành động của "Sài Gòn Thương Nhau" là: hỗ trợ đúng và nhanh nhất có thể! Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chương trình đã thu thập thông tin và chủ động tài trợ cung ứng chi phí, máy móc, vật chất và thực phẩm đến nhiều địa chỉ khẩn cấp, tập trung 02 mụctiêu là: Hỗ trợ thiết bị điều trị bệnh nhân COVID nặng (máy thở, xe cứu thương, thiết bị y tế cần thiết,...). Hỗ trợ người nghèo khó khăn với thực phẩm và các suất ăn hàng ngày...

Chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" được phát động ngay sau khi dịch COVID-19 xảy ra tại Việt Nam vào ngày 25-3-2020. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành tích cực của các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tính đến nay, chương trình đã tiếp nhận tiền mặt và quà hiện vật trị giá hơn 47 tỉ đồng.

Từ nguồn đóng góp này, chương trình đã có nhiều hoạt động hỗ trợ trang thiết bị y tế, sẻ chia với lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng dịch COVID-19, tổ chức chương trình "Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19" biểu dương các tập thể và cá nhân thuộc các lực lượng y bác sĩ, công an, quân đội, tình nguyện viên… trong cả nước có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19…

Song song đó, báo Tuổi Trẻ cũng đang thực hiện chương trình "Cùng biên giới chống dịch COVID-19" được phát động ngày 29-4-2021 nhằm hỗ trợ kịp thời các lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 đang ngày đêm thực hiện công tác tuần tra bảo vệ biên giới, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, chương trình cũng hỗ trợ quà tặng cho những cư dân đang sinh sống tại các đường biên giới có hoàn cảnh khó khăn nhằm tăng cường cảnh giác, "tai mắt" thêm cho các lực lượng chức năng để hỗ trợ tốt nhất công tác phòng chống dịch COVID-19. Hiện chương trình đã phối kết hợp cùng các đơn vị hỗ trợ các thiết bị, nhu yếu phẩm… cho Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Vùng 5 Hải quân…

Theo bác sĩ Trần Văn Khanh – giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, ngoài hoạt động khám chữa bệnh thông thường, đơn vị còn có nhiệm vụ phụ trách Bệnh viện dã chiến số 3 và Khu cách ly tạm thời của quận, do đó nhu cầu về thiết bị y tế là rất cấp thiết.

Còn bác sĩ Hồ Hải Trường Giang – giám đốc Bệnh viện An Bình thì chia sẻ, hệ thống RT-PCR mà bệnh viện nhận từ chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" sẽ giúp rút ngắn thời gian tiếp nhận, đặc biệt là đối với người có triệu chứng, có bệnh nền, có thể nhập viện điều trị sau 6 tiếng làm xét nghiệm khẳng định. Còn đối với bệnh nhân đang điều trị, đến ngày thứ 8 nếu không có triệu chứng, không có bệnh nền thì có thể xét nghiệm PCR, nếu âm tính thì 2 ngày sau có thể test nhanh cho bệnh nhân xuất viện.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, người nghèo ở nhiều nơi vì nhiều lý do mà chính sách chưa thể bao phủ, vẫn đang cần hỗ trợ để đi qua mùa dịch. Ngay lập tức, nhiều kênh hỗ trợ người nghèo được mở ra...

Nói về dự án hỗ trợ người nghèo mới vừa được thiết lập, anh Doãn Trường Quang - trưởng ban mặt trận Thành đoàn TP.HCM chia sẻ:"Tên gọi chung là Tổng đài khẩn cấp tiếp nhận và giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP đang được nhiều đơn vị cùng kết nối thực hiện trong những ngày này.

Cũng theo anh Giang, Tuổi Trẻ sẽ là một kênh tiếp nhận đóng góp của người dân, doanh nghiệp và các đơn vị để có thể tham gia cùng với các đơn vị hỗ trợ khẩn cấp cho các trường hợp hộ dân khó khăn.

Nhà hảo tâm Số tiền Địa chỉ Chương trình
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0