Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 8-2024: Phụ nữ chép gì trong nhật ký 400 năm qua?

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN 07/03/2024 05:46 GMT+7

TTCT - Số 8 năm 2024, có trên sạp ngày 8-3.

Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 8-2024: Phụ nữ chép gì trong nhật ký 400 năm qua?- Ảnh 1.

Giới thiệu nội dung:

Thời sự quốc tế: Myanmar và "Một thực tại kỳ lạ": chiến sự vẫn dữ dội. Ai là ai trong đất nước này là một câu hỏi khó. Cuộc chiến ở Ukraine, "Nhìn từ hai cuộc phỏng vấn": Putin với cựu nhà báo Fox News bị sa thải Tucker Carlson tại Matxcơva, Zelensky với một nhà báo Fox News đương nhiệm tại Ukraine.

Quốc tế: "Ông Prabowo sẽ thay đổi tương lai Indonesia thế nào?". "Hòa bình tại Gaza phụ thuộc vào ai?".

Vấn đề & sự kiện: "Thực chất của một diễn ngôn chính trị", liên quan đến mô hình phát triển chất lượng cao của Trung Quốc. Ở các nước như Anh, Úc, Canada, "Vì sao chính sách du học "sáng nắng, chiều mưa"", nói cách khác là thay đổi xoành xoạch theo áp lực công luận của từng nước? "Nợ nần dây chuyền trong ngành xây dựng".

Công nghệ: Mô hình social listening: "Lắng nghe nơi người dân lên tiếng". Đâu là ranh giới giữa một chính quyền biết lắng nghe và một chính quyền tọc mạch?

Sức khỏe: Tiếng bíp ở bệnh viện, nếu "Du dương hơn sẽ cứu được người", thay vì khiến cả bác sĩ lẫn bệnh nhân mệt mỏi như hiện nay.

Môi trường: Hiểu đúng về tín chỉ carbon. "Năm đô la một tín chỉ carbon là mắc hay rẻ?". "Đường đi của một tín chỉ carbon" ngoằn ngoèo và liên quan nhiều quy trình tài chính ra sao?

Ẩm thực: "Không có lèo, khoái về đâu?". Vì sao bánh khoái lại phải ăn với thứ nước chấm mà dân Huế gọi là nước lèo, thay vì ăn với nước mắm pha?

Gặp gỡ và đối thoại: Trò chuyện với nhà văn Phong Nguyen, nhân dịp tiểu thuyết Bronze Drum có bản tiếng Việt và anh trở về Việt Nam: "Mảnh đất màu mỡ nhất để nuôi dưỡng nghệ thuật là sự cô đơn".

Đọc sách cùng bạn: Thế giới tươi đẹp, người ở đâu - "Nghiêm nghị u tối và chối bỏ đầy bi thương".

Âm nhạc: Các nước đua nhau trải thảm mời sao: "Đừng trách Singapore".

Văn hóa: "Phụ nữ chép gì trong nhật ký 400 năm qua?".

Thể thao: "Cuộc chiến nữ quyền trong thể thao".

"Sao cứ thấy cô ta đi với các sếp?" và định kiến về quan hệ công sở với phụ nữ.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận